Lắm bướm thì đẻ nhiều sâu
Tàn phá hoa màu, làm hại nhà nông
Nàng về ngâm nhựa xương rồng
Gánh ra đem tưới cho bông cho cà
Sâu non cho chí sâu già
Hòng chi sống sót mà ra phá màu
Tìm kiếm "bổ chửng"
-
-
Dù ai buôn đâu bán đâu
-
Ruộng bờ, cờ xe
-
Bò giày phải mũi
-
Sợ như bò thấy nhà táng
Dị bản
Lo như bò thấy nhà táng
-
Có sừng thì đừng có nanh
Dị bản
Có sừng thì đừng có ngạnh
Có sừng thì đừng hàm trên
-
Bò đất ngựa gỗ
-
Bán bò mua cuốc
-
Bò đẻ tháng năm nỏ bằm thì thui
-
Bò trao chạc, bạc trao tay
-
Bồ các là bác chim ri
Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim riDị bản
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ôm cục thịt nạc
-
Bới bèo ra bọ
Bới bèo ra bọ
-
Sáng trăng đi bủa cá ve
Sáng trăng đi bủa cá ve,
Em ngồi gỡ lưới vừa nghe anh hò
Về nhà nấu cháo bo bo,
Để anh ăn cho khỏe anh hò cho hayDị bản
Sáng trăng anh cá ve,
Em ngồi bụi dứa em nghe anh hò
-
Anh sảy thì em lại cào
-
Mưa khắp đâu đâu, Bồ Nâu cơ cầu, trời chửa mưa cho
-
Tháng ba buôn đỗ, buôn mè
-
Quê em ở chốn sơn lâm
-
Ăn xổi ở thì
-
Yếu trâu hơn khỏe bò
Yếu trâu hơn khỏe bò
Chú thích
-
- Màu
- Hoa màu, những giống cây trồng làm lương thực (trừ lúa).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Phường
- Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).
Con này chẳng phải thiện nhân
Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
(Truyện Kiều)
-
- Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Chợ Giang xưa là chợ trâu, phiên chính vào ngày rằm hàng tháng, đông nhất vào rằm tháng tám.
-
- Ruộng bờ, cờ xe
- Bờ ruộng có vai trò rất quan trọng, cũng như quân xe trong cờ tướng.
-
- Bò giày phải mũi
- Con bò giẫm phải sợi thừng dắt mũi nó. Chỉ việc nói loanh quanh, luẩn quẩn, trao đi đổi lại mãi mà vẫn không nhận thức được vấn đề.
-
- Nhà táng
- Nhà làm giả bằng tre giấy, đốt trong đám ma lớn, với mong muốn để cho người chết có nhà mà dùng.
-
- Sợ như bò thấy nhà táng
- Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: "Trong mắt con bò, cái nhà táng chẳng khác nào con quái vật, to lớn, màu sắc sặc sỡ, vằn vện […] Thế nên, khi phải đi ngang qua nhà táng, thì con bò sợ hết hồn hết vía." Một số từ điển khác thì cho rằng vì đám ma hay mổ bò, nên khi nhìn thấy nhà táng thì con bò lo sợ sẽ đến lượt nó bị người ta làm thịt.
-
- Có sừng thì đừng có nanh
- Trâu bò có sừng là vũ khí lợi hại nhưng không có nanh. Có ưu thế về mặt này thì hỏng mặt kia.
-
- Bò đất, ngựa gỗ
- Người hay vật bất tài, vô dụng.
-
- Bán bò mua cuốc
- Ngớ ngẩn, không biết tính toán, bán đi một tài sản lớn để mua một vật dụng nhỏ.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bò đẻ tháng năm nỏ bằm thì thui
- Tháng năm là tháng nóng nhất trong mùa hè, bò đẻ vào tháng này do nóng mà hay bị khát sữa, bê không có sữa bú thường dễ chết.
-
- Chạc
- Dây bện bằng lạt tre, lạt nứa, ngắn và nhỏ hơn dây thừng.
-
- Bò trao chạc, bạc trao tay
- Làm việc gì cũng phải rạch ròi, dứt điểm.
-
- Ác là
- Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.
-
- Chim ri
- Một loài chim như chim sẻ, ăn thóc gạo và các loại hạt. Văn học thường dùng các thành ngữ "khóc như ri," "nổi như ri..."
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Sáo đen
- Một giống chim thuộc họ Sáo. Sáo đen có loại có chân vàng mỏ vàng, mắt đen kịt, không có tròng trắng. Loại khác chân ngà mỏ ngà, tròng mắt có màu vàng, con ngươi nhỏ. Lại có loại mỏ ngà chân vàng tròng mắt màu vàng và con ngươi co giãn.
-
- Tu hú
- Một loài chim có kích cỡ khá lớn, ăn quả và côn trùng, có tiếng kêu to dễ phân biệt. Chúng là chim đẻ nhờ, đẻ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác, đặc biệt vào tổ của các loài chim dạng sẻ.
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Bồ nông
- Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.
-
- Chim xanh
- Tên một họ chim dạng sẻ, có hình dáng giống chào mào, sinh sống thành đàn trong rừng, kiếm ăn tại các rừng nghèo nhiều dây leo, bụi rậm. Chim ăn côn trùng, nên là loài có ích cho lâm nghiệp và nông nghiệp.
Trong văn học cổ, chim xanh là sứ giả của Tây Vương Mẫu, nên thường được xem là người đưa tin, làm mối, hoặc chỉ tin tức qua lại, tuy hiện không rõ có đúng là loài chim xanh này không.
-
- Cò bợ
- Một giống cò có mỏ vàng với đầu mỏ đen, chân và mắt màu vàng. Bình thường cò bợ có bộ lông màu xám, đến mùa sinh sản thì chuyển sang màu đỏ, xanh và trắng.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bợ
- Nâng, bê, hoặc ôm cái gì đó lớn và nặng.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Bủa
- Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Bo bo
- Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...
-
- Sảy
- Cũng viết là sẩy, động tác hất cái nia hoặc sàng đựng lúa lên xuống đều đặn để tách vỏ và hạt lép ra khỏi hạt mẩy.
-
- Bồ cào
- Đồ vật nhà nông có cán dài (thường bằng tre), một đầu có nhiều răng thưa, dùng để làm tơi đất, dọn cỏ, hoặc cào phơi nông sản. Động tác sử dụng bồ cào gọi là cào.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Chum
- Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.
-
- Bồ Nâu
- Đọc trại là Bù Nâu, một cánh đồng rộng hàng trăm mẫu, ngày nay thuộc làng Bạch Nao, xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Lúa cấy trên cánh đồng Bồ Nâu cho thứ gạo tuyệt ngon, ngày xưa chuyên dùng để tiến vua.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam thì câu thành ngữ này chỉ việc "mưa trút xuống cánh đồng Bồ Nâu bao giờ cũng muộn hơn ở các cánh đồng khác. Chính chất đất tốt cộng với tiểu khí hậu đặc biệt này đã làm cho gạo Bồ Nâu có một giá trị đặc biệt."
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Xổi
- Cách muối (dưa, cà) nhanh, làm ăn ngay trong ngày.
-
- Thì
- Thời, lúc.