Tìm kiếm "hoang vu"

Chú thích

  1. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  2. Phỉ
    Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
  3. Chợ Hà Đông
    Ngôi chợ lớn nhất của Hà Đông trước đây. Chợ Hà Đông vốn là chợ làng Đơ (nên còn gọi là chợ Đơ hay chợ Cầu Đơ) xây ba dãy cầu gạch lợp ngói song song với nhau tồn tại mãi đến những năm 80 của thế kỉ 20, khi xây ba nhà chợ lớn lợp mái tôn. Khu vực chợ gia súc mở năm 1904 nay là khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Đài phát thanh truyền hình thành phố, viện Kiểm sát nhân dân quận, Trường Mỹ nghệ sơn mài.

    Chợ Hà Đông hiện nay

    Chợ Hà Đông hiện nay

  4. Củ cải trắng
    Một loại cải có rễ mọc phình to thành củ, màu trắng, có vị ngọt hơi cay. Phần lá cũng gọi là rau lú bú. Nhân dân ta thường trồng củ cải để lấy lá luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, với cá, xào mỡ, xào thịt, nấu canh... hoặc làm dưa muối. Ngoài ra, củ cải trắng còn được dùng làm vị thuốc Đông y giúp long đờm, trị viêm, bỏng, lợi tiểu, trừ lị...

    Củ cải trắng

    Củ cải trắng

  5. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  6. Dưa hồng
    Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
  7. Phủ
    Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.
  8. Phú quý
    Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
  9. Vinh hoa
    Vẻ vang, được hưởng sung sướng về vật chất (từ Hán Việt).
  10. Thuyền quyên
    Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

    (Truyện Kiều)

  11. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  12. Gàu sòng
    Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  13. Gàu giai
    Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.

    Tát nước bằng gàu giai

    Tát nước bằng gàu giai

  14. Mảng
    Mải, mê mải (từ cũ).
  15. Bìm bịp
    Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.

    Một con bìm bịp

    Một con bìm bịp

  16. Đạo hằng
    Đạo thường. Ý nói ăn ở bình thường, ngay thẳng, có đạo đức. Cũng nói là tính (tánh) hằng.
  17. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  18. Sung
    Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Cây và quả sung

    Cây và quả sung

  19. Tứ tung ngũ hoành
    Nghĩa đen là bốn phương dọc, năm phương ngang. Chỉ khắp bốn phía.
  20. Vừa ăn của người ta, lại vừa phá hoại của người ta, tức là việc làm không biết điều, không biết phải trái.
  21. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  22. Chữ đồng
    Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.

    Đã nguyền hai chữ đồng tâm
    Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai

    (Truyện Kiều)

  23. Nhơn đạo
    Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  24. Hàng Bột
    Một phố của thành Thăng Long ngày trước, nay là phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  25. Hàng Đường
    Một phố trong khu phố cổ Hà Nội, dài 180m, chạy theo hướng bắc - nam, phía nam nối vào phố Hàng Ngang, phía bắc nối phố Đồng Xuân, cắt ngang bởi phố Hàng Cá và Ngõ Gạch. Tên phố từ xưa đến nay không bị thay đổi. Đây là nơi từ xưa chuyên bán các loại đường, mứt, bánh, kẹo. Từ khoảng những năm 1940 đến nay, phố này bắt đầu trở thành nơi nổi tiếng với các sản phẩm ô mai.
  26. Hàng Muối
    Một phố cổ của Hà Nội. Xưa kia phố này nằm sát bờ sông Hồng, có nhiều thuyền chở muối lên đem bán ở đây.
  27. Cầu Ô Thước
    Chiếc cầu trong điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ, tượng trưng cho sự sum họp đôi lứa.
  28. Rồng mây
    Còn nói hội rồng mây, hội long vân, chỉ việc gặp thời cơ tốt, công danh hiển đạt, nguyên từ một câu trong Kinh Dịch "Vân tùng long, phong tùng hổ" (mây theo rồng, gió theo hổ), ý nói những vật cùng khí loại thường cảm ứng mà tìm đến nhau. Trong ca dao Nam Bộ, rồng mây lại biểu trưng cho sự hòa hợp gắn bó giữa đôi lứa trong tình yêu.
  29. Tơ hồng
    Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.

    Dây tơ hồng

    Dây tơ hồng

  30. Hồ Hoàn Kiếm
    Còn gọi là hồ Gươm, hồ Hoàn Gươm, Lục Thủy, Thủy Quân, Tả Vọng, Hữu Vọng, một hồ nước ngọt tự nhiên thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tên gọi Hoàn Kiếm (trả gươm) xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho rùa thần.

    Hồ Gươm xưa

    Hồ Gươm xưa

  31. Tháp Rùa
    Tên một ngọn tháp nằm trên đảo Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm. Xưa là Điếu Đài, nơi vua Lê ra câu cá (điếu), rồi chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng, sau vua Lê Chiêu Thống cho đập phá hết. Tháp Rùa ngày nay do bá hộ Nguyễn Ngọc Kim xây dựng năm 1886 với ý đồ táng mộ cha ở đó, nên ban đầu có tên là Tháp Bá hộ Kim.

    Hồ Gươm đầu thế kỉ XX

    Tháp Rùa xưa

  32. Đền Ngọc Sơn
    Một ngôi đền nằm trên đảo Ngọc, nay thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đền có từ trước thời Lý, được xây mới và tu sửa nhiều lần, có nhiều tên gọi khác nhau như đền Ngọc Tượng, chùa Ngọc Sơn... đến thế kỉ XIX được xây mới và đổi tên thành đền Ngọc Sơn. Đền hiện nay do Nguyễn Văn Siêu tu sửa năm 1865, đắp thêm đất và kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc cầu Thê Húc.

    Đền Ngọc Sơn hồi đầu thế kỉ XX

    Đền Ngọc Sơn hồi đầu thế kỉ XX

  33. Cầu Đông
    Một phố cổ của Hà Nội, một trong những khu vực sầm uất nhất của Thăng Long - Hà Nội xưa, tương ứng với phố Hàng Đường ngày nay. Thời xưa, sông Tô Lịch chảy ngang Hà Nội từ sông Hồng, có cây cầu đá bắc qua sông (ở vị trí ngã tư Hàng Đường - Ngõ Gạch ngày nay) gọi là cầu Đông, người dân họp chợ ngay đầu cầu, gọi là chợ Cầu Đông hay chợ Chùa. Đoạn sông này bị lấp hoàn toàn vào năm 1889, cầu cũng không còn, và người Pháp giải tỏa chợ Cầu Đông và chợ Bạch Mã (họp quanh đền Bạch Mã), dời các hàng quán vào Đồng Xuân. Phố Cầu Đông nằm bên cạnh chợ Đồng Xuân ngày nay là một phố mới, đặt tên để kỉ niệm phố Cầu Đông cũ.

    Lọ là oanh yến hẹn hò,
    Cầu Đông sẵn lối cầu Ô đó mà.
    (Bích câu kì ngộ - Vũ Khắc Trân)

  34. Hồng
    Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng

  35. Chợ Tây
    Có ý kiến cho rằng đây là một chợ ở khu vực bến xe Kim Mã hiện nay.
  36. Mây
    Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.

    Dây mây

    Dây mây

  37. Chợ Huyện
    Một chợ ở huyện Thọ Xương, nay thuộc khu vực Nhà Thờ Lớn, Hà Nội.
  38. Quyến
    Lụa trắng mỏng.
  39. Chợ Đào
    Chợ ở phố Hàng Đào hiện nay.
  40. Theo Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, bài này nói về bốn chợ ở Thăng Long xưa và những sản phẩm được bán.
  41. Hàng
    Đồ hay vải dệt mỏng bằng tơ nói chung.
  42. Thế
    Thế chấp, giao tài sản để làm tin khi vay tiền.
  43. Vông nem
    Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…

    Hoa và lá vông nem

    Hoa và lá vông nem

  44. Củ ấu
    Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.

    Củ ấu

    Củ ấu

  45. Tày
    Bằng (từ cổ).
  46. Đắc nghĩa
    Trọn nghĩa.
  47. Họ mạc
    Bà con họ hàng.
  48. Hang Cắc Cớ
    Một cái hang nằm trên núi Thầy, nơi có chùa Thầy. Hang sâu, hiểm trở, hiện nay là một điểm thu hút khách du lịch. Tương truyền hơn 1000 năm trước, quân của tướng Lữ Gia đánh nhau với giặc Hán, phải rút về trú ở hang, rồi quyên sinh ở đây. Đời vua Bảo Đại, triều đình đã cho xây một bể xương cao 2m, dung tích 18 m3 để tưởng nhớ, và suy tôn những vị đó là Thần. Bởi vậy, hang Cắc Cớ còn có tên gọi khác là Hang Thần.

    Bể xương ở hang Cắc Cớ

    Bể xương ở hang Cắc Cớ

  49. Chùa Thầy
    Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.

    Phong cảnh chùa Thầy

    Phong cảnh chùa Thầy

    Lễ rước hội chùa Thầy

    Lễ rước hội chùa Thầy

  50. Có bản chép: Tháng hai hoặc Tháng tư.
  51. Hòn Chông
    Một địa danh trước đây là một hòn đảo thuộc địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, dần về sau dính vào đất liền mà thành núi. Có tên gọi như vậy vì núi này bao gồm nhiều tảng đá nhọn, trông xa như một bàn chông. Hiện nay đây là một thắnh cảnh có tiếng của tỉnh Kiên Giang.

    Thắng cảnh Hòn Chông

    Thắng cảnh Hòn Chông

  52. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  53. Hang Mai
    Có ý kiến cho rằng đây là tên của cái hang nằm trên núi Hòn Chông, trong có ngôi chùa Hải Sơn Tự, tục gọi là chùa Hang. Tuy nhiên, trong cuốn phóng sự Đồng Quê, giải thưởng hội Khuyến Học Cần Thơ năm 1943, tác giả Phi Vân lại viết: Mai [nghĩa là] khỉ... Hang Mai tức là hang của loài khỉ. Kinh Hang Mai ở làng Khánh Lâm, Cà Mau, bắt đầu từ kinh Biện Nhi trổ ra Tiểu Dừa.
  54. Cơm khê
    Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
  55. Hổng
    Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  56. Nhưn
    Nhân (cách phát âm của người Nam Bộ).
  57. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.