Chiều chiều ông Lữ đi cày
Trâu tha gãy ách, khoanh tay ngồi bờ.
Tìm kiếm "dì ghẻ"
-
-
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bà Lữ đi xúc, con dâu đi mò
Mò về bà lật bà kho
Con dâu đứng đó bà cho cái càngDị bản
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bà Lữ tát nước con dâu đi mò
Bà về bà nấu bà kho
Con cháu đứng chực bà cho cái càng
-
Chiều chiều mượn ngựa đi chơi
-
Lúc nắng thì lại đi chơi
Lúc nắng thì lại đi chơi
Đến khi tối trời đổ lúa vô rang -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tối trời quân tử đi chơi
– Tối trời quân tử đi chơi
Tôi đái một chỗ đái, lội bơi trở về
– Em đái chi mà đái dại, đái khờ
Nhà cửa em trôi trước, bàn thờ em trôi sauDị bản
-
Vì tình anh phải đi đêm
Vì tình anh phải đi đêm
Vấp năm bảy cái, đất vẫn êm hơn giườngDị bản
Vì tình anh phải đi đêm
Ngã năm bảy cái, đất êm hơn giườngVì tình anh phải đi đêm
Ngã năm ngã bảy, đất êm hơn giườngVì nàng anh phải đi đêm
Ngã năm ba cái, đất mềm không đau
-
Chồng khôn vợ đặng đi giày
Dị bản
Chồng khôn vợ được đi hài
Vợ khôn chồng được có ngày cậy trôngChồng khôn vợ được đi hài
Vợ khôn chồng được nhiều bài cậy trôngChồng sang vợ được đi giày
Vợ sang chồng phải ăn mày có khi
-
Ai mà bày đặt dị kì
– Ai mà bày đặt dị kì
Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anh
– Ba má bày đặt cho anh
Áo bà ba may hai túi đựng dầu chanh o mèoDị bản
– Ai mà bày đặt dị kì
Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anh
– Đời bây giờ ăn ở khôn lanh
Sắm hai cái túi đựng dầu chanh o mèo
-
Thương nhau nên phải đi tìm
Thương nhau nên phải đi tìm
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn. -
Hoa thơm mất nhụy đi rồi
Hoa thơm mất nhụy đi rồi,
Còn thơm đâu nữa mà người ước ao. -
Thương em nên mới đi đêm
-
Có chồng chẳng được đi đâu
Có chồng chẳng được đi đâu
Có con chẳng được đứng lâu một giờ. -
Tháng giêng chân bước đi cày
Tháng giêng chân bước đi cày
Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng
Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà. -
Thôi thôi xếp sách đi về
Thôi thôi xếp sách đi về
Học hành chi nữa chúng chê bạn cười
Bạn cười thì mặc bạn cười
Tháng năm đi cưới tháng mười có con. -
Cùng nhau một bọn đi thi
-
Con ơi con nín đi con
-
Bước lên xe kiếng đi viếng mả chồng
Dị bản
Bước lên xe kiếng đi viếng mả chồng
Cỏ non chưa mọc trong lòng thọ thai
-
Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú
Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú
Con gà không vú nuôi chín, mười con
Qua tưởng rằng em má phấn môi son
Ai ngờ má mỏng, môi mòn hỡi emDị bản
- Rắn không chân rắn bò khắp rúGà không vú nhưng nuôi đặng chín mười con
Con rắn không chân mà bò năm dãy núi
Con gà không vú mà nuôi đặng chín mười con
Em đừng lo nhơn nghĩa mất hay còn
Ráng giữ câu tiết hạnh, lòng son anh đợi chờ
-
Bấy lâu em vắng đi đâu
-
Ông trời đội mũ đi chơi
Chú thích
-
- Ách
- Đoạn gỗ cong mắc lên cổ trâu bò để buộc dây kéo xe, cày bừa...
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Tầm Vu
- Tên thị trấn của huyện lị Châu Thành, tỉnh Long An.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bình hương
- Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Dầu chanh
- Tinh dầu làm từ vỏ chanh, mùi rất thơm và có nhiều công dụng: khử mùi, diệt khuẩn, làm đẹp...
-
- O mèo
- Tán tỉnh để bắt nhân tình (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Thờn bơn
- Còn gọi là cá bơn, một loại cá thân dẹp, hai mắt nằm cùng một bên đầu. Vì vị trí hai mắt như vậy nên khi nhìn chính diện có cảm giác miệng bị méo.
-
- Mả
- Ngôi mộ.
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).