Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng
Mấy đời bánh đúc có xương
Dị bản
Mấy đời sấm trước có mưa
Mấy đời dì ghẻ có ưa con chồng
Mấy đời sấm trước có mưa
Mấy đời dì ghẻ có ưa con chồng
Mẹ gà, con vịt
Mấy đời sấm trước có mưa
Mấy đời dì ghẻ có ưa con chồng
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
Thương nhau thương cả dáng đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
Anh đi chuyến gạo Gò Công
Anh về Bao Ngược bị giông đứt buồm
Một mâm có mấy đĩa ngon
Dì ghẻ ních hết để con nhịn thèm
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ nâng niu con chồng
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ lại yêu con chồng
Đôi ta như muối với me
Thuyền chèo có cặp, đi ghe chung tình
Ghe anh nhỏ mũi trắng lườn
Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em
– Anh ơi, anh đừng ham đi bạn ghe chài
Cột buồm cao, bao lúa nặng có ngày anh xa em
– Em ơi, em đừng nói vậy cho anh phiền
Cột buồm cao, bao lúa nặng mới có tiền nuôi em.
Nào khi anh dỗ chẳng nghe
Bây giờ xách nón chèo ghe đi tìm!
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Nắng hạn đầy nước
Mưa dầm khô rang
Đám cưới đình làng
Kì yên ngoài chợ
Nhà giầu khất nợ
Nhà nghèo cho vay
Đàn bà đi cày
Đàn ông đi cấy
Ghe nổi thì đẩy
Ghe cạn thì chèo
Nuôi chuột bắt mèo
Nuôi heo lấy trứng
Xu xoa thì cứng
Đá núi thì mềm
Trời nắng về đêm
Ban ngày sao mọc
Thuở vua Tự Đức trị vì
Thái hoà tự Võ khác gì Đường, Ngu
Nơi nơi kích nhưỡng khang cù
Thái Sơn bàn thạch cơ đồ vững an
Tuy loài hải thủy sơn man
Cũng mến oai đức thê bằng lai quy
Cớ sao vận hội bất kỳ
Năm ba mươi mốt can chi Mậu Dần
Tai trời khắp xuống chúng dân
Ba huyện Quảng Ngãi mười phần tả tơi
Nắng cho năm bảy tháng trời
Lúa lang bắp đậu cháy phơi cánh đồng
Tháng ba bị háp đã xong
Lúa nhồng, bát ngoạt làm đòng cũng khô …
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
Ngày nay, địa danh Gia Định chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Chu và mẹ là Thục phi Trương Thị Thư. Lúc thế ngôi chúa của cha năm 24 tuổi, ông lấy hiệu là Từ Tế Đạo Nhân (vì chuộng đạo Phật). Năm 1744, sau nhiều thành tựu đối nội, quần thần dân biểu tôn Chúa Vũ lên ngôi vương, tục gọi là Võ Vương. Năm Võ Vương mất (1765), ông được truy tôn là Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng Ðế.