Chim lẻ bạn còn bay về non đảnh
Cảnh nhớ thương là tình cảnh mặn
Dù cho vợ Trang Tử kia còn lỡ đạo thờ chồng
Còn em giữ một dạ, một lòng như chị Nguyệt Nga
Tìm kiếm "tích tịch"
-
-
Nhứt thương, nhị nhớ, tam sầu
-
Chẳng thà em chịu đói, chịu rách học theo cách bà Mạnh, bà Khương
-
Ăn trộm có tang, chơi ngang có tích
-
Thiếp nay thi lễ con nhà
Thiếp nay thi lễ con nhà
Thấy chàng mĩ mạo, nết na dịu dàng
Cho nên lòng muốn đa mang
Biết rằng quân tử có màng hay không ?
Ngẫm duyên kỳ ngộ tương phùng
Lứa đôi ai có đẹp bằng Tương Như ?
Cầu hoàng một khúc lẳng lơ
Trác Văn Quân luống ngẩn ngơ lòng sầu
Vì đâu để lấy được nhau
Nếu không duyên nợ có đâu thế này
Đôi ta nay gặp nhau đây
Ba sinh âu hẳn nợ dầy chẳng không
Xin chàng hãy quyết đành lòng
Nâng khăn sửa túi, má hồng tựa nương
Họa may thau lộn với vàng -
Quản bao thân mỗ dãi dầu
Dị bản
Quản bao thân mỗ dãi dầu
Giả như Lưu Bị qua cầu Khổng Minh
-
Bữa rày mồng tám tháng ba
Bữa rày mồng tám tháng ba
Chính thức húy nhật, thật là giỗ anh
Bát cơm, đĩa cá, lưng canh
Nắm rau, hạt muối, xin anh hãy về
Vợ này là vợ chính thê
Phải đời chồng trước thì về ngửi hương
Giỗ này hết khó, hết thương
Hết trông, hết đợi, đoạn trường khúc nôi
Hết buồn rồi lại sang vui
Tiết phu tiết phụ như tôi mấy người?
Nhất tuần mời, nhị tuần mời
Ba năm nay tôi không chửa, sướng đời anh chưa?
Bây giờ tôi được, anh thua
Cho tôi sinh năm đẻ bảy, tôi mua cho ngàn vàng
Vợ chồng đồng tịch, đồng sàng
Đồng sinh đồng tử, giỗ chàng hôm nay
Tại nam quy nam! Tại tây quy tây!
Anh đừng về nữa, nỏ có chi đây mà về! -
Anh đi biệt tích phương xa
-
Ai đi trẩy hội Chùa Hương
-
Nhất hội Hương Tích
-
Hò khoan hò uẩy
-
Một rằng mình quyết lấy ta
Một rằng mình quyết lấy ta
Ta về bán cửa bán nhà mà đi
Ta về bán núi Ba Vì
Bán chùa Hương Tích, Phật đi làu làu
Ta về bán hết ngựa trâu
Bán hột thầu dầu, bán trứng gà ung
Bán ba mươi sáu Thổ công
Bán ông Hành khiển, vợ chồng Táo quân
Bán từ giờ Ngọ giờ Dần
Giờ Tí giờ Sửu giờ Thân giờ Mùi
Ta về bán cả que cời
Bán tro đun bếp bán trăm khêu đèn
Ta về bán trống bán kèn
Có gì bán hết, lấy tiền cưới em -
Bình tích thủy đựng bông hoa lý
-
Nam mô đại tướng Thuyền Quan
-
Tam tòng tích bởi văn vi
-
Tam tòng tích cũ còn ghi
Tam tòng tích cũ còn ghi
Bé nghe cha mẹ, lớn thì nghe anh
Có nghe anh thời trong ấm ngoài êm
Không nghe thời anh đấm, anh đá, anh đạp, anh chọi, nó mềm như dưa -
Làm bộ làm tịch
Làm bộ làm tịch
-
Ai ơi cứ ở cho lành
Ai ơi cứ ở cho lành
Tu nhân tích đức để dành về sau -
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Kiếm nơi khuất tịch, thiếp ngồi thở than
Than vì cây lúa lá vàng
Nước đâu mà tưới nó hoàn như xưa
Trông trời chẳng thấy trời mưa
Lan khô huệ héo, khổ chưa hỡi trời -
Tằm chăn ba lứa thuận hoà
Chú thích
-
- Đảnh
- Đỉnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng chỉ đỉnh núi, đỉnh đèo.
-
- Vợ Trang Tử là người đàn bà trắc nết, chồng vừa chết đã toan theo trai. Xem thêm.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Lưu Bị
- Vua nhà Thục thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tự là Huyền Đức, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, dòng dõi nhà Hán. Theo giai thoại dân gian và trong tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông là người nhân hậu, trọng tình nghĩa, nhất là trong tình cảm anh em kết nghĩa với Quan Vũ và Trương Phi.
-
- Gia Cát Lượng
- Tên chữ là Khổng Minh, biệt hiệu là Ngọa Long (rồng nằm), quân sư của Lưu Bị và thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông giỏi cầm quân, có tài nội trị, ngoại giao, lại hết lòng trung thành, được đời sau gọi là "vạn đại quân sư" (vị quân sư muôn đời). Ảnh hưởng của Gia Cát Lượng trong dân gian rất lớn - những người có trí tuệ xuất chúng thường được xưng tụng là Khổng Minh tái thế.
-
- Lưu Bị viếng Khổng Minh
- Một tích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Gia Cát Lượng thuở còn hàn vi ở ẩn trong một cái lều cỏ ở Long Trung. Lưu Bị cùng với hai em kết nghĩa là Quan Vũ và Trương Phi đến lều cỏ để thỉnh cầu ông ra giúp việc nước, nhưng hai lần ông không chịu tiếp mà chỉ ăn ngủ trong lều như thường. Mãi đến lần thứ ba ba người mới gặp được Gia Cát Lượng. Tích này có tên là Tam cố thảo lư (ba lần đến lều cỏ).
-
- Mạnh mẫu
- Mẹ của Mạnh Tử - một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc. Bà nổi tiếng là người nghiêm khắc và hết lòng dạy dỗ con. Theo Liệt nữ truyện, mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà để khuyến khích con chuyên cần học tập. Một lần Mạnh Tử bỏ học về nhà chơi, bà Mạnh đang ngồi dệt vải trông thấy bèn đứng dậy, kêu con lại rồi cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, nói rằng: "Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như mẹ đang dệt tấm vải này mà cắt đứt bỏ đi." Mạnh Tử tỉnh ngộ, tu chí học hành, sau này thành một triết gia lỗi lạc. Người đời sau nói về gương giáo dục con cái hay nhắc điển tích Mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà (Mạnh mẫu trạch lân).
-
- Khương hậu
- Hoàng hậu họ Khương, vợ vua Chu Tuyên Vương nhà Chu (trị vì 828 - 782 trước CN), được hậu thế khen là "triết hậu." Theo Liệt nữ truyện, Chu Tuyên Vương có thói ngủ dậy rất trưa, Khương hậu khuyên can mãi không được, liền tháo trâm, cởi bỏ hoa tai ngồi chịu tội ở cung Vĩnh Hạng (nơi giam cầm những cung phi có tội thời bấy giờ), gởi lời tâu với vua rằng: "Thiếp bất tài, làm cho quân vương vui sắc đẹp mà quên đức, sai lễ, thường dậy trưa. Tội ấy tại thiếp." Vua hối hận, từ đó siêng năng việc cần chính. Người đời sau lấy việc ấy làm điển tích nói về người vợ hiền mẫu mực.
Tuyên Vương trễ buổi triều mai,
Bà Khương chịu tội khéo lời khuyên can.
(Nữ phạm diễn nghĩa từ - Tuy Lý Vương)
-
- Võ Tắc Thiên
- (625 - 705) Thường gọi là Võ Mị Nương, tên thật là Võ Chiếu, nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc (trị vì 690 - 705). Bà từ địa vị tài nhân (thê thiếp tầm thường) thăng dần lên đến hoàng hậu, vợ vua Đường Cao Tông. Năm 690, bà lên ngôi hoàng đế, đổi tên nước là Chu, tiến hành nhiều chính sách chính trị đổi mới, được nhiều hiền nhân đương thời giúp sức như Lâu Sử Đức, Địch Nhân Kiệt, Tống Cảnh... Võ Tắc Thiên cũng nổi tiếng chuyên quyền độc đoán và tàn bạo, lại vượt ra ngoài đạo lí thông thường của Nho giáo nên phải chịu nhiều điều tiếng. Về sau bà bị truất ngôi, giam lỏng trong cung rồi chết già.
-
- Đường
- Một triều đại kéo dài từ năm 618 đến năm 907 trong lịch sử Trung Quốc. Vào thời nhà Đường, văn học Trung Quốc, nhất là thơ ca, phát triển cực thịnh. Đa số những nhà thơ lớn nhất của Trung Quốc sống với thời kì này: Vương Bột, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Đỗ Mục...
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Võ công
- Cha của nhân vật Võ Thể Loan trong truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên. Võ công hứa gả con gái là Thể Loan cho Lục Vân Tiên, nhưng sau thấy Vân Tiên gặp nạn, mù lòa nên khinh rẻ; Thể Loan lại lừa bỏ rơi chàng trong hang núi. Sau bạn của Vân Tiên là Vương Tử Trực đỗ đạt, qua nhà Võ công hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ công ngỏ ý gả con gái cho Tử Trực thì bị chàng cự tuyệt và mắng vào mặt, Võ công hổ thẹn ốm rồi chết.
Võ công hổ thẹn trong mình,
Năm ngày nhuốm bệnh, thình lình thác oan.
-
- Tài
- Tiền bạc, của cái (từ Hán Việt).
-
- Chơi ngang
- Có hành động ngang ngược, bất chấp phép tắc.
-
- Ăn trộm có tang, chơi ngang có tích
- Những việc làm phi pháp bao giờ cũng để lại dấu tích, tang chứng, cuối cùng sẽ bị phát hiện. Cũng có thể hiểu là cần phải có tang chứng cụ thể, rõ ràng mới kết tội được.
-
- Thi lễ
- Kinh Thi và kinh Lễ, dùng để chỉ sự nền nếp, gia giáo thời phong kiến.
-
- Mĩ mạo
- Mặt đẹp (từ Hán-Việt).
-
- Đa mang
- Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.
Thôi em chả dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
(Xuân tha hương - Nguyễn Bính)
-
- Màng
- Mơ tưởng, ao ước, thèm muốn (từ cổ).
-
- Kỳ ngộ
- Gặp gỡ một cách may mắn kỳ lạ (từ Hán Việt).
-
- Tương phùng
- Gặp nhau (từ Hán Việt).
-
- Tư Mã Tương Như
- Tự là Tràng Khanh, người ở Thành Ðô, đời vua Cảnh Ðế nhà Hán. Ông là một người đa tài, văn hay đàn giỏi, được phong làm quan nhưng sau đó sinh chán nên cáo bệnh từ quan. Khi ông đến nhà Trác Vương Tôn chơi, Trác Vương Tôn yêu cầu ông cho đàn một bài. Biết Trác Vương Tôn có người con gái rất đẹp tên là Văn Quân, còn trẻ mà sớm goá chồng, thích nghe đàn nên Tương Như sinh lòng yêu mến, nhân đó định trêu nàng nên vừa đàn vừa hát khúc Phượng cầu hoàng. Trác Văn Quân đứng nép bên trong nghe tiếng đàn thì lòng cảm thấy bồi hồi, sau bỏ nhà đi theo Tương Như.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh
(Truyện Kiều)
-
- Phượng cầu hoàng
- Nghĩa là "chim phượng trống tìm chim phượng mái," một khúc đàn được Tư Mã Tương Như gảy để tỏ tình với Trác Văn Quân. Ðây là một khúc đàn tình tứ lãng mạn:
Phượng hề phượng hề quy cố hương
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng
Thời vị ngô hề vô sở tương
Hữu diện thục nữ tại khuê phường
Thất nhĩ ngân hà, sầu ngã trường
Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
Tương hiệt ương hề cộng cao tườngTrong Bích Câu Kỳ ngộ có câu:
Cầu hoàng tay lựa nên vần
Tương Như lòng ấy Văn Quân lòng nào
-
- Trác Văn Quân
- Con gái của Trác Vương Tôn, người ở đất Lâm Cùng, đời Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Nàng là người con gái rất đẹp mà sớm goá chồng, thích nghe đàn. Khi nghe Tương Như vừa đàn vừa hát khúc Phượng cầu hoàng nàng đã đem lòng say mê rồi quyết bỏ nhà đi theo Tương Như.
Như chuyện Tương Như và Trác thị,
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng
(Hoa với rượu - Nguyễn Bính)
-
- Luống
- Từ dùng để biểu thị mức độ nhiều, diễn ra liên tục, không dứt.
Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao
(Nỗi lòng Tô Vũ - Bùi Giáng)
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Mỗ
- Từ dùng để tự xưng, có thể mang hàm ý trịch thượng ngày trước.
-
- Tử Lộ
- Tự là Trọng Do, một trong những học trò của Khổng Tử, là một người con rất hiếu thảo. Tương truyền thuở thiếu thời, Tử Lộ thường lên rừng cách xa cả trăm dặm đốn củi, sau đó đem bán lấy tiền, mua gạo đội về nuôi cha mẹ. Sau khi cha mẹ mất, ông sang nước Sở, được vua Sở trọng dụng, phong ban tước cao sang, cấp nhiều bổng lộc, nhưng vẫn thường than phiền là không còn cha mẹ để được phụng dưỡng như xưa, để ngày ngày đội gạo, bữa bữa nấu canh rau. Câu nói nổi tiếng "Mộc dục tịnh nhi phong bất đình, tử dục dưỡng nhi thân bất tại" (cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn nuôi mà cha mẹ không còn sống) là của Tử Lộ.
-
- Nhan Hồi
- Tự là Tử Uyên, nên cũng gọi là Nhan Uyên, học trò giỏi nhất của Khổng Tử. Ông sinh năm 513 trước Công nguyên, người nước Lỗ, thông minh xuất chúng, nhà nghèo nhưng trọng lễ nghĩa, tiết tháo, thường được Khổng Tử khen ngợi và xem là người ý hợp tâm đầu với mình hơn cả. Ông mất năm 482 trước Công nguyên, khi mới 32 tuổi.
-
- Bầu Nhan Uyên
- Bầu nước của Nhan Uyên, tức Nhan Hồi, học trò Khổng Tử. Khổng Tử khen: "Hiền tai Hồi dã! Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng. Nhân bất kham kỳ ưu, Hồi dã bất cải kỳ lạc. Hiền tai hồi dã!" (Hiền thay trò Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở nơi ngõ hẹp. Người ta không chịu nổi ưu phiền đó, còn trò Hồi thì không thay đổi niềm vui ấy. Hiền thay trò Hồi!). Bầu Nhan Uyên vì thế chỉ sự an vui, tự tại bất chấp cảnh nghèo khó.
-
- Câu ca dao thực ra là hai câu 81, 82 trong truyện thơ Lục Vân Tiên:
Quản bao thân trẻ dãi dầu?
Mang đai Tử Lộ, quảy bầu Nhan Uyên.
-
- Húy nhật
- Ngày kị, ngày giỗ. Từ Hán Việt húy nghĩa là tên của người chết.
-
- Chính thê
- Vợ chính, vợ cả.
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Tiết phu tiết phụ
- Giữ trọn tình nghĩa vợ chồng.
-
- Tuần
- Một lần rót (rượu, trà...)
-
- Đồng tịch đồng sàng
- Cùng chiếu cùng giường (từ Hán Việt đồng: cùng, tịch: chiếu; sàng: giường), dùng để chỉ quan hệ vợ chồng.
-
- Đồng sinh đồng tử
- Sống chết có nhau.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Biệt tích
- Hoàn toàn không có tin tức hay dấu vết gì.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Chùa Hương
- Khu di tích lịch sử - văn hóa, đồng thời là danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương gồm nhiều ngôi chùa nhỏ, nằm rải rác trong các hang động đẹp, lối vào bằng đò trên suối Yến. Trung tâm của cụm đền chùa này là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Hội chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch, hàng năm đón một lượng lớn du khách từ khắp nơi.
-
- Chín phương trời, mười phương Phật
- Một khái niệm của dân gian Trung Quốc và Việt Nam. Có một số cách giải thích khác nhau về khái niệm này, trong đó có: Chín phương trời (cửu thiên) gồm Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc và trung ương. Mười phương Phật (thập phương chư Phật) gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên trời, dưới đất. Cũng có ý kiến cho rằng mười phương Phật gồm có cửu thiên cộng với Niết Bàn.
Mười phương (thập phương) vì vậy mang nghĩa là rộng khắp, tất cả mọi nơi.
-
- Rau sắng
- Còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng, thuộc loại cây thân gỗ lớn, mọc tự nhiên trên những vách đá, ưa ánh sáng. Lá rau sắng có mầu xanh thẫm óng ả, dùng để nấu canh với thịt hoặc cá. Rau sắng là loại rau quý, thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Loại rau này được xem là đặc sản ở chùa Hương.
Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn con đường ngại xa
Mình đi ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.
(Tản Đà)
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Phủ Giầy
- Cũng ghi là Phủ Dầy hay Phủ Giày, một cụm đền chùa tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong đó, quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh... Hằng năm tại đây tổ chức hội Phủ Giầy vào tháng 3 âm lịch.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Cung Thuận
- Tên Nôm là làng Me, nay thuộc xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Hàng năm làng mở hội Xuân từ ngày mồng 2 đến ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch, với nhiều trò vui dân gian, nhưng đặc sắc hơn cả là trò thi đánh cá vào sáng 4/2.
-
- Khiếp
- Nhát gan, sợ sệt (từ gốc Hán Việt).
-
- Dũng
- Dũng cảm, mạnh mẽ, gan góc (từ Hán Việt).
-
- Khuất
- Co, cong; khuất phục (từ Hán Việt).
-
- Thân
- Duỗi (từ Hán Việt).
-
- Lưu Bang
- Hiệu là Hán Cao Tổ, hoàng đế đầu triều Hán của Trung Quốc. Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, Lưu Bang có mũi cao, râu dài giống rồng và có 72 nốt ruồi trên chân trái, thích rượu và gái, tính tình phóng khoáng bao dung. Ông khởi binh chống Tần, tranh thiên hạ với Hạng Vũ (đời sau gọi là Hán-Sở phân tranh hoặc Hán-Sở tranh hùng), sau cùng diệt được Sở, lên ngôi đế vào năm 202 trước Công Nguyên. Nhà Hán do ông lập ra kéo dài hơn bốn thế kỉ, được xem là triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cho đến ngày nay, nhóm dân tộc chiếm phần lớn dân số Trung Quốc cũng tự cho mình là "người Hán," và chữ viết Trung Quốc cũng được xem là "Hán tự."
-
- Hạng Vũ
- Tên huý là Hạng Tịch, còn gọi là Tây Sở Bá Vương. Ông là một nhà chính trị, một tướng quân nổi tiếng, người có công trong việc lật đổ nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ Lưu Bang đầu thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Theo truyền thuyết, Hạng Vũ là một anh hùng có sức mạnh "bạt sơn cử đỉnh," yêu thương quân sĩ nhưng lại có lòng nhân "của đàn bà" (cách dùng từ trong Sử Ký), hay nghi ngờ các tướng lĩnh, vì vậy mà cuối cùng thất bại vào tay Lưu Bang.
-
- Mạo
- Tướng mạo, dáng mặt, vẻ mặt (từ gốc Hán Việt).
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Thầu dầu
- Một loài cây cùng họ với sắn (khoai mì), lá có cuống dài, quả có gai, chứa hạt có chất dầu dùng làm dầu xổ, dầu thắp. Thầu dầu tía còn có tên là đu đủ tía.
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Hành khiển
- Tên chung của mười hai vị thần văn (gọi là Thập nhị Đại vương Hành khiển) thay mặt Ngọc Hoàng – vị vua của thiên giới - trông coi mọi việc trên thế gian, mỗi vị một năm theo chu kỳ 12 con giáp. Bắt đầu là năm Tý, năm cuối cùng là năm Hợi, hết năm Hợi lại quay trở lại với vị Đại vương hành khiển của 12 năm trước. Vào đêm giao thừa người ta làm lễ cúng tế để tiễn hành khiển cũ và đón hành khiển mới. Đọc thêm về Hành binh, Hành khiển và Pháp quan.
-
- Ông Táo
- Còn gọi là Táo quân hoặc vua bếp, tên vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà (táo 灶 có nghĩa là bếp). Theo tín ngưỡng Việt Nam, hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. Táo quân thực ra gồm hai ông và một bà, được gọi chung như vậy theo thuyết "Tam vị nhất thể."
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Bình tích
- Tên gọi ở một số vùng miền Trung và miền Nam của bình thủy, một đồ vật đựng nước và giữ nhiệt.
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Chung
- Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).
-
- Ngâu
- Một loài cây bụi nhỏ. Trong văn hóa người Việt, ngâu là một trong ba loài gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Cây ngâu gắn liền với kiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường có cây ngâu trước sân. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu. Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, ngâu được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối dễ dàng (tròn đều, vuông góc).
-
- Hữu nhãn vô châu
- Có mắt không tròng.
-
- Oanh
- Tên gọi chung của một số loài chim có bộ lông đẹp và giọng hát hay. Trong văn chương cổ, chim oanh tượng trưng cho điều cao quý.
Gần xa nô nức yến oanh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
(Truyện Kiều)
-
- Thuyền Quan đại tướng quân
- Tên tự xưng của sư Sổ, một thủ lĩnh của phong trào kháng Pháp tỉnh Thái Bình những năm cuối thế kỉ 19, ngụ tại chùa Thuyền Quan (nay thuộc xã Thái Hà, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của sư Sổ thường căng ngọn cờ có chữ "Nam mô Thuyền Quan đại tướng quân," kéo đi đốt phá các cơ sở nhà thờ Thiên chúa giáo theo Pháp. Từ sau tháng 3-1890, nghĩa quân chịu nhiều tổn thất phải giải thể, sư Sổ về tu lại ở chùa và viên tịch tại đây, ngày nay vẫn còn mộ tháp của ông.
-
- Mũ ni
- Mũ có diềm che kín hai mang tai và sau gáy, sư tăng và các cụ già miền Bắc thường hay đội.
-
- Tích trượng
- Cũng gọi là thanh trượng, đức trượng hay minh trượng, một loại gậy mà các nhà sư hay dùng để đi đường hoặc khi khất thực. Đầu gậy có những vòng thiếc, khi rung phát ra tiếng.
-
- Phướn
- Cũng gọi là phiến hoặc phan, một loại cờ của nhà chùa, thường treo dọc, hình dải hẹp, phần cuối xẻ như đuôi cá.
-
- Lang Sa
- Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Văn vi
- Lời nói (văn) và việc làm (vi) (từ Hán Việt).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.