Anh có thương em thì thương cho chắc,
Khăn lông đừng giắt, tứ sắc đừng mê,
Cát-tê đừng đánh, bỏ tính điếm đàng,
Áo túi miệng ngang anh xóa bỏ, gái như nàng mới ưng.
Tìm kiếm "sắc vàn"
-
-
Thuở hồi anh nhỏ thầy anh có bảo rằng
-
Muốn ăn mắm sặt, mắm linh
-
Tằm đâu mà leo cành dâu
-
Hột muối mặn, ba năm còn mặn
-
Cao Ly sắc với Ngưu Hoàng
-
Bậu có tưởng qua
-
Tiếng đồn con gái Nghĩa Đô
-
Dạ sâu hơn bể, bụng kín hơn buồng
-
Trời mưa cho ướt ruộng gò
Trời mưa cho ướt ruộng gò
Thấy em chăn bò anh để ý thương
Trời mưa ướt cọng rau mương
Bò em em giữ, anh thương cái giống gì?Dị bản
Thò tay anh ngắt cọng ngò
Thấy em còn nhỏ giữ bò, anh thương
Thò tay ngắt cọng rau mương
Bò em, em giữ anh thương nỗi gì?Trời mưa cá sặt lên gò
Thấy em chăn bò anh để ý anh thương
Trời mưa cá lóc qua mương
Bò em em giữ, anh thương nỗi gìThò tay ngắt ngọn rau ngô
Thấy em còn nhỏ, giữ trâu, anh buồn
Thò tay ngắt cánh chuồn chuồn
Trâu em em giữ, anh buồn làm chi?
-
Ai bì anh có tiền bồ
-
Hoa từ bi dãi nắng dầm sương
Hoa từ bi dãi nắng dầm sương
Hoa cam hoa quýt anh thương hoa nào
Anh thương hoa mận hoa đào
Còn bên hoa cúc lọt vào tay ai
Đào kia chưa thắm đã phai
Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu
Xin chàng đừng phụ hoa ngâu
Tham vời phú quý đi cầu mẫu đơn
Dù chàng trăm giận nghìn hờn
Bông hoa dạ hợp đương cơn Tấn Tần … -
Sắc sắc soi soi
Sắc sắc soi soi
Đầu đội mâm xôi
Tay cầm chén mắm
Vừa đi vừa nhắm
Hết cả mâm xôi -
Sắc sắc nhụt nhụt
Sắc sắc nhụt nhụt
Ta ở nước lụt
Thầy mới tới đây
Có ai cứu thầy
Khỏi cơn nước lụt -
Dao sắc không gọt được chuôi
Dao sắc không gọt được chuôi
-
Súc sắc, súc sẻ
Súc sắc, súc sẻ
Nhà nào còn đèn, còn lửa
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào
Bước lên giường cao, thấy đôi rồng ấp
Bước xuống giường thấp, thấy đôi rồng chầu
Bước ra đằng sau, thấy nhà ngói lợp
Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm
Ông sống một trăm linh năm tuổi lẻ
Vợ ông sinh đẻ những con tốt lành
Những con như tranh, những con như vẽ -
Cưa sắc không bằng chắc kê
Cưa sắc không bằng chắc kê
-
Lưỡi sắc hơn gươm
Lưỡi sắc hơn gươm
-
Dao sắc đến đâu bỏ hoài cũng rỉ
Dao sắc đến đâu bỏ hoài cũng rỉ
-
Mắm cá sặc Đồng Lau thơm quặn
Chú thích
-
- Tứ sắc
- Tên một trò chơi bài lá phổ biến ở Trung và Nam Bộ. Bộ bài tứ sắc có 28 lá khác nhau, chia thành 4 màu (đỏ, vàng, xanh, trắng) và 7 cấp bậc: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt.
-
- Cát tê
- Tên một trò chơi bài Tây phổ biến Trung và Nam Bộ, tùy theo vùng mà cũng được gọi là các tê, cắt tê hay cạc tê.
-
- Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách, sắc bất ba đào dị nịch nhân
- Dịch nghĩa là “mưa không có khóa mà giữ được khách, sắc đẹp không phải sóng gió mà làm đắm người.” Tương truyền đây là đôi câu đối của thượng thư Đàm Thận Huy và học trò là Trạng Me Nguyễn Giản Thanh, tuy nhiên lại có tài liệu cho là của thầy học và Nguyễn Trãi. Cả hai giả thuyết đều kể học trò (Nguyễn Giản Thanh hoặc Nguyễn Trãi) được thầy khen nhưng tiên đoán là sẽ bị hại vì nhan sắc đàn bà.
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Cá linh
- Một loại cá cùng họ với cá chép, thân nhỏ và dẹp, thường sống ở cửa sông, xuất hiện nhiều ở các sông rạch miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân miền Tây thường đánh bắt cá linh để làm các món ăn gia đình (kho tiêu, lẩu, gỏi...) và làm mắm.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Hột.
-
- Sâm Cao Ly
- Loại sâm do nước Cao Ly (Triều Tiên ngày nay) trồng và sản xuất. Sâm Cao Ly từ xưa đã nổi tiếng là một vị thuốc quý.
-
- Ngưu Hoàng
- Một loại thuốc trong Đông y, được xếp vào hạng quý nhất. Ngưu Hoàng là một loại sỏi kết thành trong mật một con trâu (ngưu) bị ốm, có tác dụng an thần, chống co giật, hạ sốt...
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tưởng
- Nghĩ đến (từ Hán Việt).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Thứ thất
- Làm vợ lẽ, gọi tắt là làm thất (từ Hán Việt).
-
- Nghĩa Đô
- Địa danh nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trước năm 1942, vùng này thuộc tổng Dịch Vọng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau khi giải phóng Thủ đô (10/1954), Nghĩa Đô sáp nhập với xã An Thái (gồm cả phường Bái Ân cũ) thành xã Thái Đô, quận V. Đến năm 1961 cắt làng An Thái thuộc quận Ba Đình, còn lại xã Nghĩa Đô thuộc huyện Từ Liêm. Nghĩa Đô gồm bốn thôn (làng) cũ là: Tiên Thượng (làng Tân), Trung Nha (làng Nghè), Vạn Long (làng Dâu) và An Phú, trong đó làng An Phú nổi tiếng với nghề nấu kẹo mạch nha và dệt lĩnh lụa, làng Nghè nổi tiếng nghề làm giấy sắc phong.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Rau mương
- Một loại cây rau, mọc ở những chỗ ẩm ven các ngòi nước, hồ nước, các bờ đê, gò ruộng, có rất nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhân dân ta thường hái ngọn (đọt) rau non để nấu canh. Theo y học cổ truyền, rau mương có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thũng, cầm máu, tiêu sưng.
-
- Giữ
- Chăn (bò, trâu...)
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Bì
- Sánh bằng.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Tảo tần
- Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
-
- Từ bi
- Còn gọi là cây đại bi, long não hương, mai hoa não, có lẽ vì có mùi gần giống như mùi long não. Cây thuộc loại cây bụi nhỏ, mọc hoang, thân và lá có lông mịn, lá hình trứng, hai đầu nhọn, mép lá có răng cưa, vò lá thấy thơm mùi long não. Cây từ bi là vị thuốc chữa được nhiều bệnh như cảm sốt, cúm, ra mồ hôi, đau bụng do ăn không tiêu, ho nhiều đờm, gãy xương, vết lở loét, sưng đau, mất ngủ, tâm thần kích thích, phù nề, viêm xoang...
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Ngâu
- Một loài cây bụi nhỏ. Trong văn hóa người Việt, ngâu là một trong ba loài gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Cây ngâu gắn liền với kiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường có cây ngâu trước sân. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu. Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, ngâu được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối dễ dàng (tròn đều, vuông góc).
-
- Mẫu đơn
- Một loại cây sống lâu năm, cho hoa rất to, đường kính đạt tới 15-20 cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng, do vậy hay được trồng làm cảnh. Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ phơi hay sấy khô, gọi là mẫu đơn bì. Mẫu đơn còn được gọi là hoa phú quý, hoa vương, thiên hương quốc sắc...
-
- Dạ hợp
- Còn gọi là cây hoa trứng gà, một loại cây cho hoa màu trắng, ra đơn độc ở kẽ lá, rất thơm, dùng ướp chè được. Hoa dạ hợp tượng trưng cho sự êm ấm của vợ chồng và hôn nhân hạnh phúc.
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Rồng ấp
- Hay rồng phủ, giao long (交龍), một loại họa tiết cổ thường thấy trong các kiến trúc thời Lý, Trần, có hình hai con rồng quấn nhau hay đuôi xoắn vào nhau.
-
- Rồng chầu
- Một loại họa tiết cổ thường có hình cặp rồng chầu ngọc (lưỡng long tranh châu), cặp rồng chầu mặt nguyệt.
-
- Đồng Lau
- Tên một làng nay thuộc xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Hòa Đa
- Tên một thôn nay thuộc địa phận xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây có món bánh tráng Hòa Đa mịn đều, dẻo thơm, không có vị chua và ít bị dính khi nhúng nước để cuốn thức ăn, là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Phú Yên.
-
- Cơi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cơi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bầu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bầu, hãy đóng góp cho chúng tôi.