Con nhạn kêu sương, gà thường gáy huỡn
Anh thương em rồi, đừng có cười giỡn, người ta đồn
Tìm kiếm "gà mía"
-
-
Gà béo thì bán bên Ngô, gà khô bán bên láng giềng
-
Con gà gáy cục kè ke
Con gà gáy cục kè ke
Thức cô mi dậy mà nghe tiếng Tàu
Chém cha con gái nhà giàu
Ham vàng ham hột, đâm đầu lấy Tây -
Miễu thần, gà gáy có đôi
-
Chém cha tổ mẹ con gà
-
Mất con gà em la cả xóm
-
Gà nhà đá gà tây
Gà nhà đá gà tây
Lỡ đứt dây để gà nó sổng
Ba ngày chó rống, gà cũng chịu sầu
Hỏi anh ở đâu để gà chết tiệt -
Dẫu tin thì cũng đề phòng
Dẫu tin thì cũng đề phòng
Gà kia một trứng hai lòng biết đâu -
Nhất to là giống gà nâu
Nhất to là giống gà nâu
Lông dầy thịt béo về sau đẻ nhiều -
Ghét đứa trộm gà, thiết tha phường kẻ cướp
Ghét đứa trộm gà
Thiết tha phường kẻ cướp -
Một nắm giẻ rách, không lau sạch được sơn hà
-
Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn
Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn
-
Gà con háu đá, gà mạ háu ăn
-
Cựa dài thì rắn, cựa ngắn thì mềm
Dị bản
Cựa dài thịt rắn
Cựa ngắn thịt mềmGà cựa dài thì rắn gà cựa ngắn thì mềm
Gà thiến thì khác, mong em chớ lầm
-
Cầm dao cắt cổ con gà
-
Anh rằng ngon nhất phao câu
-
Gà ba tháng vừa ăn
Gà ba tháng vừa ăn
Ngựa ba năm vừa cưỡi -
Con họ thịt gà, giỗ cha thịt ếch
Dị bản
-
Con gà trống đứng bên bàn thờ tổ
-
Gà nâu chân thấp mình to
Gà nâu chân thấp mình to
Đẻ nhiều trứng lớn, con vừa khéo nuôi
Chẳng nên nuôi giống pha mùi
Đẻ không được mấy, con nuôi vụng về
Chú thích
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Huỡn
- Thủng thỉnh, chậm chạp (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
-
- Sơn hà
- Núi sông (từ Hán Việt). Từ cũ, nghĩa rộng dùng để chỉ đất nước.
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt)Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
-
- Cựa
- Mẩu sừng mọc ở sau chân gà trống hoặc một vài loài chim khác, dùng để tự vệ và tấn công. Trong trò đá gà, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén.
-
- Bắc Đẩu
- Cũng gọi là Bắc Thần, Tinh Đẩu, hoặc Đại Hùng Tinh (sao Gấu Lớn), một mảng sao gồm bảy ngôi sao sáng có hình dạng như cái gầu múc nước, hoặc như cái bánh lái (nên lại còn có tên là sao Bánh Lái). Cạnh ngắn phía dưới của chòm sao Bắc Đẩu (xem hình dưới) nối dài sẽ gặp sao Bắc Cực nằm rất gần với hướng Bắc. Vì vậy, người xưa thường dùng chòm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực để tìm hướng Bắc.
-
- Mạ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Lườn
- Phần thịt ở hai bên ngực và bụng chim, gà, cá.
-
- Con họ thịt gà, giỗ cha thịt ếch
- Đối với hạng con cháu trong họ thì làm thịt gà thết đãi, nhưng đến khi giỗ cha mình (là ngày rất quan trọng) thì lại làm thịt ếch để cúng. Đây là cách cư xử trái với lẽ thường, đáng phê phán.
-
- Kha
- Gà (tiếng cổ, hiện vẫn còn được dùng tại một số vùng ở Thanh Hóa).
-
- Bàn binh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bàn binh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).