Buôn thần bán thánh
Tìm kiếm "bần liệt"
-
-
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
Dị bản
Buôn tàu buôn bè không bằng dè miệng
Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè lỗ miệng
Buôn thủy buôn vã chẳng đã hà tiện
-
Ăn cho, buôn so
-
Vốn anh là vốn buôn nồi
Vốn anh là vốn buôn nồi
Trượt chân một cái, lỗ lời anh đi -
Giấn vốn chỉ có ba đồng
Giấn vốn chỉ có ba đồng
Nửa để nuôi chồng, nửa để nuôi tôi
Còn thừa mua cái bình vôi
Mua xanh, mua chảo, mua nồi nấu ăn
Còn thừa mua nhiễu quấn khăn
Mua dăm vuông vóc may chăn cho chồng
Còn thừa mua chiếc thuyền rồng
Đem ra cửa bể cho chồng thả chơi
Còn thờ mua khám thờ trời
Mua tranh sơn thủy treo chơi đầu thuyềnDị bản
Lưng vốn chỉ có mười đồng
Phần để nuôi chồng, phần để nuôi tôi
Còn thừa mua cái bình vôi
Mua xanh, mua chảo, mua nồi nấu ăn
Còn thừa mua nhiễu vấn khăn
Mua dăm vuông vóc may chăn cho chồng
Còn thừa mua chiếc thuyền rồng
Đem ra cửa bể cho chồng chèo chơi
Để chàng tùy thích, thảnh thơi
Danh lam thắng cảnh, ngược xuôi mặc lòng
-
Em về sắm sọt buôn chè
-
Mua vải, bán áo
Mua vải, bán áo
-
Buồn tình thúng lủng sàng hư
Dị bản
-
Quen mặt đắt hàng
Quen mặt đắt hàng
-
Cọc chèo xin gửi bức thư
-
Cổ Đô thật chốn giang hồ
-
Em rằng em muốn đi buôn
-
Đất màu trồng đậu trồng ngô
-
Buôn có bạn, bán có phường
Buôn có bạn,
Bán có phường -
Mấy khi bạn đến chơi nhà
-
Bán hàng thì bán sớm mai
-
Em ơi chớ lấy quân buôn
Em ơi chớ lấy quân buôn
Khi vui nó ở, khi buồn nó đi -
Vô rừng bứt một sợi mây
-
Đi buôn, đi bán, thiếu vốn anh giùm
-
Đạo nào vui bằng đạo đi buôn
Đạo nào vui bằng đạo đi buôn
Xuống biển, lên nguồn, gạo chợ, nước sông
Chú thích
-
- Ăn cho, buôn so
- Trong chuyện ăn uống thì có thể dễ dãi, nhưng trong chuyện buôn bán thì phải tính toán hơn thiệt kĩ càng.
-
- Giấn
- Cũng viết là dấn, động tác cố thêm một chút để đặt mình/ sự vật vào tình trạng mới, môi trường mới nhằm đạt được mục đích. Ví dụ: dấn bước = bước cố thêm để đạt được mục đích; dấn thân = cố gắng thêm để đặt thân mình vào một môi trường, tình trạng mới; dấn men = nhúng cốt gốm sứ vào men trước khi nung; dấn vốn = vốn liếng có được sau khi cố gắng huy động.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Xanh
- Dụng cụ để nấu, làm bằng đồng, có hai quai, giống cái chảo lớn nhưng đáy bằng chứ không cong.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Vuông
- Đơn vị dân gian dùng để đo vải, bằng bề ngang (hoặc khổ) của tấm vải (vuông vải, vuông nhiễu).
-
- Vóc
- Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
-
- Khám
- Vật làm bằng gỗ, giống như cái tủ nhỏ không có cánh, dùng để đặt bài vị, đồ thờ, thường được gác hay treo cao.
-
- Sọt
- Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Thúng
- Dụng cụ để chứa, đựng, hay đong các loại nông, thủy, hải sản. Thúng thường được đan bằng tre, hình chén, miệng tròn hoặc hơi vuông, lòng sâu, có khi sâu tới nửa mét, đường kính khá lớn, khoảng từ 45 cm (thúng con) đến 55 cm (thúng cái). Vành miệng thúng có dây mây nức vành.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Tràng
- Đồ đan bằng tre, lòng nông, có vành (như cái mẹt).
-
- Anh em cọc chèo
- Những người cùng làm rể trong một gia đình, còn gọi là anh em cột chèo, anh em đồng hao hay anh em đứng nắng.
-
- Sông Đà
- Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).
-
- Sông Mã
- Tên một con sông lớn bắt nguồn từ huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, nhưng chủ yếu chảy qua địa phận tỉnh Thanh Hóa. Sông còn có các tên gọi khác như sông Cả, sông Mạ (Mẹ), Lỗi Giang.
-
- Cổ Đô
- Một thôn thuộc xã Trà Sơn, tổng Vận Quy, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên ngày trước, nay là một phần của xã Thiệu Đô, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Giang hồ
- Sông và hồ, chỉ cảnh vật đẹp đẽ (nay ít dùng).
-
- Nha môn
- Cửa quan (từ Hán Việt).
-
- Tuần phủ
- Chức quan đứng đầu một tỉnh nhỏ dưới thời nhà Nguyễn.
-
- Đất lầy
- Đất bùn nhão, thường xuyên ngập nước.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Gióng
- Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.
-
- Giùm
- Giúp đỡ (thường là về tiền bạc, vốn liếng) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trùm
- Người đứng đầu một phường hội thời xưa.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.