Tạnh trời mây kéo về non
Hẹn cùng cây cỏ chớ còn mong mưa
Tạnh trời mây kéo về non
Dị bản
Tạnh trời, mây kéo về non
Nhìn xa cây cỏ, lòng còn trông mưaTạnh trời mây kéo về non
Thẹn thùng cây cỏ vẫn còn trông mưa
Tạnh trời mây kéo về non
Hẹn cùng cây cỏ chớ còn mong mưa
Tạnh trời, mây kéo về non
Nhìn xa cây cỏ, lòng còn trông mưa
Tạnh trời mây kéo về non
Thẹn thùng cây cỏ vẫn còn trông mưa
Thài lài mọc cạnh bờ sông
Tuy rằng xanh tốt vẫn tông thài lài
Cái bống đi chợ Cầu Cần
Thấy ba ông bụt cởi trần nấu cơm
Ông thì xới xới, đơm đơm
Ông thì ứ hự, nồi cơm không còn
Cái bống đi chợ Cầu Cần
Thấy hai ông bụt ngồi vần nồi cơm
Ông thì xới xới, đơm đơm
Ông thì giữ mãi nồi cơm chẳng vần
Nói đẩy đưa cho vừa lòng bạn
Con sông giang hà chỗ cạn chỗ sâu
Nói đẩy đưa cho vừa lòng bạn
Thiếu chi người bạc vạn tiền mua
Làm lơ cho thế gian tin
Bề nào chim cũ cũng nhìn lồng xưa
Một đời ta, ba bảy đời nó
Một đời ta, muôn vàn đời nó
Tham vàng phụ nghĩa ai ơi
Vàng rồi tiêu hết, nghĩa đời còn nguyên
Chớ tham vàng phụ nghĩa ai ơi
Vàng rồi tiêu hết, nghĩa tôi vẫn còn
Cá rô ăn móng dợn sóng dưới đìa
Cha mẹ phân chia, anh đừng lìa mới phải
Anh ở như vầy bạc ngãi với em
Cá rô ăn móng dợn sóng dưới đìa
Cha mẹ phân chia, anh đừng lìa mới phải
Sao anh bạc ngãi, đành đoạn bỏ em
Cá rô ăn móng dợn sóng bờ đìa
Ba không thương, má lại vặn khóa bẻ chìa
Chìa hư ống khóa liệt
Hai đứa mình cách biệt xa nhau
Trời mưa ướt lá trầu hương
Ướt anh anh chịu, ướt người thương anh buồn
Trời mưa ướt lá trầu vàng
Ướt em em chịu, ướt chàng em thương
Trắng như bông lòng anh không chuộng
Đen như cục than hầm lòng muốn dạ thương.
Trắng như bông lòng em không có chuộng
Đen như cục than hầm, mà lòng em muốn, dạ em ưng.
Ai trắng như bông, lòng tôi không chuộng
Ai đó đen giòn làm ruộng tôi thương
Biết rằng dạ có vấn vương
Để tôi cậy mối tìm đường sang chơi
Xứ hiểm địa chim kêu vượn hú
Dế ngâm sầu nhiều nỗi đa đoan
Ngó dưới sông thấy cá mập lội nghinh ngang
Nhìn dưới suối thấy sấu nằm hơn trăm khúc
Con tới đây là nguồn cao nước đục
Loài thú cầm nhiều thứ gớm ghê
Gấu chằn tinh lai vãng dựa bên hè
Còn gấu ngựa tới lui khít vách
Ra một đỗi xa ngoài mé rạch
Thấy beo nằm đếm biết mấy ngàn
Ngó lên bờ thấy cọp dọc ngang
Lần tay tính biết bao nhiêu chục
Bầy chồn cáo đua nhau lúc nhúc
Lũ heo rừng trừng giỡn bất loạn thiên …
Ước gì anh hóa ra hoa,
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.
Ước gì anh hóa ra chăn,
Để cho em đắp, em lăn cùng giường.
Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.
Ước gì anh hóa ra hoa
Ðể em nâng lấy rồi mà cài khăn
Ước gì anh hóa ra chăn
Ðể cho em đắp em lăn cùng giường
Ước gì anh hóa ra gương
Ðể cho em cứ vấn vương soi mình
Anh tới nhà em, anh ăn cơm với cá
Em tới nhà anh, em ăn rau má với cua đồng
Khó em chịu khó, đạo vợ chồng em vẫn thương
Giấn vốn chỉ có ba đồng
Nửa để nuôi chồng, nửa để nuôi tôi
Còn thừa mua cái bình vôi
Mua xanh, mua chảo, mua nồi nấu ăn
Còn thừa mua nhiễu quấn khăn
Mua dăm vuông vóc may chăn cho chồng
Còn thừa mua chiếc thuyền rồng
Đem ra cửa bể cho chồng thả chơi
Còn thờ mua khám thờ trời
Mua tranh sơn thủy treo chơi đầu thuyền
Lưng vốn chỉ có mười đồng
Phần để nuôi chồng, phần để nuôi tôi
Còn thừa mua cái bình vôi
Mua xanh, mua chảo, mua nồi nấu ăn
Còn thừa mua nhiễu vấn khăn
Mua dăm vuông vóc may chăn cho chồng
Còn thừa mua chiếc thuyền rồng
Đem ra cửa bể cho chồng chèo chơi
Để chàng tùy thích, thảnh thơi
Danh lam thắng cảnh, ngược xuôi mặc lòng
Ai về đường ấy hôm mai
Gởi dăm điều nhớ, gởi vài điều thương
Gởi cho từ chiếu đến giường
Gởi cho đến chốn buồng hương em nằm
Ai về đằng ấy hôm mai
Gửi dăm cái nhớ, gửi vài cái thương
Gửi cho đến chiếu, đến giường,
Gửi cho đến tận quê hương chàng nằm
Vắng chàng, em vẫn hỏi thăm
Nơi ăn đã vậy, nơi nằm làm sao?
Đồng ếch đồng ác
Con đã về đây
Giường chiếu chẳng có
Thiệt thay trăm đường
Ban ngày ếch ở trong hang
Đêm khuya thanh vắng xở xang ra ngoài
Trời cho quan tướng nhà trời
Thắt lưng bó đuốc tìm tôi làm gì
Tìm tôi bắt bỏ vào thời
Tôi kêu ì ộp, chẳng rời tôi ra
Sáng rạng ngày ra
Con dao cái thớt xách mà đem băm
Ba thằng cầm đũa nhăm nhăm
Thằng gắp miếng thịt, thằng nhằm miếng da
Một thằng gắp miếng tù và
Nó thổi phì phà, nó lại khen ngon
Hồn ếch ta đã về đây
Phải năm khô cạn, ta nay ở bờ
Ở bờ những hốc cùng hang
Chăn chiếu chẳng có trăm đường xót xa
Lạy trời cho đến tháng ba
Được trận mưa lớn ta ra ngồi ngoài
Ngồi ngoài rộng rãi thảnh thơi
Phòng khi mưa nắng ngồi ngoài kiếm ăn
Trước kia ta vẫn tu thân
Ta tu chẳng được thì thân ta hèn
Ta gặp thằng bé đen đen
Nó đứng nó nhìn nó chẳng nói chi
Ta gặp thằng bé đen sì
Tay thì cái giỏ tay thì cần câu
Nó có chiếc nón đội đầu
Khăn vuông chít tóc ra màu xinh thay
Nó có cái quạt cầm tay
Nó có ống nứa bỏ đầy ngóe con
Nó có chiếc cán thon thon
Nó có sợi chỉ sơn son mà dài
Ếch tôi mới ngồi bờ khoai
Nó giật một cái đã sai quai hàm
Mẹ ơi lấy thuốc cho con
Lấy những lá ớt cùng là xương sông
Ếch tôi ở tận hang cùng
Bên bè rau muống phía trong bè dừa
Thằng Măng là chú thằng Tre
Nó bắt tôi về làm tội lột da
Thằng Hành cho chí thằng Hoa
Mắm muối cho vào, ơi hỡi đắng cay!
Hỡi thằng cu bé, hỡi thằng cu lớn
Cu tí, cu tì, cu tị ơi
Con dậy con ăn con ở với ông
Để mẹ đi lấy chồng kiếm lấy em con
Hỡi thằng cu bé, hỡi thằng cu lớn
Cu tí, cu tì, cu tị ơi
Con dậy con ăn con ở với bà
Để mẹ đi kiếm một và con thêm
Bố con chết đi, trong bụng mẹ đây nó hãy còn thèm
Mẹ xem quẻ bói, vẫn còn đàn em trong bụng này
Con ra gọi chú vào đây
Để mẹ giao trả cái cơ nghiệp này mẹ bước đi
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình
(Truyện Kiều)
Loài hổ thường thấy ở Việt Nam là hổ Đông Dương. Tuy nhiên, ở nước ta, gần 3/4 lượng hổ đã bị giết. Năm 2010, số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn vỏn vẹn 30 con. Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ 20. Ngày nay trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam và 1.500 ở Ấn Độ. Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.
Tại nước ta, lợn rừng có mặt khắp các tỉnh miền núi và trung du.
Từng có nhiều nhận xét khen chê của hậu thế về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Văn Tường, nhưng cho đến nay đã thống nhất: ông là người có công với dân tộc.
Năm 1884, ông được phong làm Thái tử Thiếu bảo, Cơ mật viện Đại thần. Chẳng bao lâu ông xin về trí sĩ nhưng không được, mãi đến đời vua Thành Thái, năm 1889, ông mới được nghỉ hưu, về quê sống đến khi mất (1909), thọ 89 tuổi. Hiện vẫn còn khá nhiều tranh cãi về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Về cuộc đời Tôn Thất Thuyết, hiện nay có khá nhiều đánh giá trái ngược nhau. Một số học giả phê phán ông là phản thần, nghịch tặc vì đã liên tục phế vua, trong khi một số khác thì ca ngợi ông là một người nặng tấm lòng yêu nước.