Xúc tro đổi cốm kiếm lời
Bơi xuồng nước ngược một đời gió mưa
Phận nghèo không đất trồng dưa
Quanh năm làm mướn, đổi tro qua ngày
Tìm kiếm "mưa rào"
-
-
Em là con gái Đô Lương
-
Đất này đất tổ đất tiên
-
Bao giờ trời kéo vảy tê
-
Chợ Nghệ một tháng sáu phiên
-
Đàn bà lo khi sinh đẻ
-
Khi nào chuối nước nở hoa
-
Tối thì đẹp tựa tiên sa
-
Trách thân trách phận rằng hèn
Trách thân trách phận rằng hèn
Lánh mình như thể ngọn đèn lánh mưa -
Trách lòng cha mẹ vụng toan
-
Bao giờ Đại Huệ mang tơi
-
Người sao như chỉ thêu màn
-
Chợ Gồm đồ gốm
-
Muốn lấy chồng mà chồng không lấy
Muốn lấy chồng mà chồng không lấy
Biết họ nhà chồng bán mấy mà mua
Mong cho thiên hạ được mùa
Đi gặt đi hái mà mua lấy chồng.Dị bản
Muốn lấy chồng mà chồng chẳng lấy
Biết giá chồng đáng mấy mà mua.
Mong cho thiên hạ được mùa
Đi gặt đi hái mà mua lấy chồng.
-
Ai sang đò ấy bây giờ
-
Đầu khom lưng khúc rồng
-
Đôi bên bác mẹ cùng già
-
Anh gánh nước dưới đồng lên đây tưới cội
-
Anh về mắc võng ru con
Anh về mắc võng ru con
Đừng nên tơ tưởng trái chanh non trái mùa -
Khăn bàn lông một thuớc mốt
Dị bản
Chú thích
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Đô Lương
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Nghệ An.
-
- Cát Ngạn
- Một địa danh nay thuộc xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cát Ngạn cũng là tên một tổng của Nghệ An ngày trước.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Tê tê
- Còn gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam), thân có lớp vẩy dày. "Vẩy tê tê" là đám mây có dạng như vẩy con tê tê.
-
- Chợ Nghệ
- Một ngôi chợ có từ xưa, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, nổi tiếng là nơi buôn bán, chuyển nhượng trâu bò từ miền ngược về miền xuôi. Trước đây chợ họp theo phiên vào các ngày mồng 3, mồng 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch hằng tháng. Vào năm 2005, chợ Nghệ bị cháy, sau đó chợ mới được xây dựng lại trên nền chợ cũ.
-
- Ẻ
- Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chuối nước
- Còn gọi ngải tướng quân, loại cây mọc ven các bờ ruộng lúa. Cây chuối nước chặt hết ngọn, gọt vỏ xanh bên ngoài thì trắng nõn như măng tươi (nên còn gọi là măng nước), có thể ăn sống hay bào nhỏ nấu canh chua với cơm mẻ, cá lóc hay lươn đều rất ngon.Theo kinh nghiệm dân gian: Khi hoa chuối nước nở trắng thì chuẩn bị có mưa to; khi hoa trổ rồi tàn thì bắt đầu có thể mưa bão.
-
- Cỏ gà
- Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."
-
- Tiên sa
- Tiên giáng trần (từ Hán Việt).
-
- Chạ
- Hỗn tạp, chung lộn.
-
- Hai Cua
- Tên một sòng bạc lớn ở phố Khâm Thiên (Hà Nội) trước 1945.
-
- Vụng toan
- Toan tính vụng, sai, thường là do vội vã.
-
- Đại Huệ
- Tên dân gian là rú (núi) Nậy, dãy núi nằm ở phía Bắc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
-
- Hùng Sơn
- Tên dân gian là rú (núi) Đụn, dãy núi cao 300m nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Trên núi có thành cổ Vạn An, đền thờ và khu mộ Mai Hắc Đế, di tích động Lỗ Ngồi…
-
- Cát nhòn
- Cát bị nước nên vón lại.
-
- Chợ Gồm
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Phú Hội
- Tên một làng thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Trước đây làng có nghề truyền thống là đan nong nia, nhưng hiện nay đã dần mai một.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cảnh An
- Một làng nghề nay thuộc xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Làng có nghề truyền thống là đan võng tàu thơm - nguyên liệu là lá tàu thơm, đem ngâm nước từ 10 đến 15 ngày tùy trời mưa nắng, rồi đem lên cạo hết lớp nhớt để lấy sợi tơ của thơm đem phơi nắng cho thật khô rồi mới đem ra đan võng. Hiện nay nghề này đã mai một.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Sa cơ
- Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
-
- Khăn bàn lông
- Khăn mặt, khăn tắm, khăn khổ lớn, mặt khăn có những sợi len mịn đều nhô ra.
-
- Thước
- Đơn vị đo chiều dài cổ ở nước ta. Một thước ngày đó bằng 40 cm. Ngày nay một thước được hiểu là 1 m.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).