Tìm kiếm "phù sa"

Chú thích

  1. Đập Đá
    Một địa danh nay là một phường thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngày xưa đây là vùng sông nước, nhân dân phải đắp đập bổi để canh tác, gọi là đập Thạch Yển, sau là đập Thạch Đề tức là Đập Đá. Nằm ở phía đông thành Đồ Bàn xưa của Chiêm Thành và thành Hoàng Đế sau này của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc, nơi đây hội tụ nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo để cung cấp cho vua quan và các thân bằng quyến thuộc chi dùng: dệt vải, rèn, đúc đồng, gốm, kim hoàn...

    Hiện nay Đập Đá là một địa điểm du lịch có tiếng của Bình Định.

    Nghề dệt sợi ở Đập Đá

    Nghề dệt sợi ở Đập Đá

  2. Gò Găng
    Một địa danh nay thuộc phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại đây có nghề làm nón truyền thống, đồng thời có phiên chợ nón Gò Găng rất độc đáo, họp từ nửa đêm đến rạng sáng. Nón làm ở chợ Găng ngày xưa chủ yếu là nón ngựa.

    Chợ nón Gò Găng

    Chợ nón Gò Găng

  3. Phú Gia
    Một thôn nay thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Phú Gia nổi danh với nghề làm nón ngựa.
  4. Phú Đa
    Một ngôi chợ thuộc thôn Tân Dân, thuộc tổng Háo Đức thượng, nay thuộc xã An Nhơn, thị xã Nhơn An, tỉnh Bình Định. Theo người xưa thì ông Võ Văn Thành, quê ở Phú Đa làm quan đại thần dưới triều chúa Nguyễn Phúc Trăn (1678 – 1691) và ông tổ họ Trần là những người có công thành lập chợ. Nhờ nằm trên các trục lộ giao thông, xe cộ, thuyền bè qua lại thuận tiện nên thời bấy giờ Phú Đa là một trung tâm thương mại ở phía nam Bình Định. Chợ họp một tháng 6 phiên vào những ngày 4 và 9 (4, 9, 14, 19, 24, 29) mỗi tháng. Ngoài ra, ngày nào cũng có chợ chiều đông đúc phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân cả vùng.
  5. Phù Mỹ
    Một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định. Thắng cảnh của Phù Mỹ tuy hoang sơ nhưng đẹp như: Chùa Hang, Giếng Tiên, di tích lịch sử đèo Nhông, đặc biệt phía đông là một vùng biển đẹp kéo dài từ Vĩnh Lợi đến cửa Hà Ra.
  6. Phù Cát
    Một huyện miền biển thuộc tỉnh Bình Định. Huyện có nhiều cảnh đẹp như bãi biển Cát Tiến, Đề Gi, suối nước nóng Hội Vân chùa Ông Núi... nổi tiếng nhất có lẽ là hòn Vọng Phu ở Núi Bà. Phù Cát còn có các làng nghề truyền thống như: đan lát Trung Chánh, gạch ngói Gia Thạnh, làng muối Đức Phổ, nước mắm cá cơm Đề Gi, đá mĩ nghệ Cát Tường...

    Biển Trung Lương (Cát Tiến)

    Biển Trung Lương (Cát Tiến)

  7. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  8. Bình Khê
    Tên cũ của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

    Bảo tàng Quang Trung thuộc Tây Sơn, Bình Định

    Bảo tàng Quang Trung thuộc Tây Sơn, Bình Định

  9. Từ Đạo Hạnh
    (1072-1116) Tục gọi là đức thánh Láng, một thiền sư người Việt Nam thời nhà Lý. Tại Hà Nội có chùa Láng, thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông.
  10. Thánh Gióng
    Cũng gọi là Phù Đổng Thiên Vương, một trong bốn vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Theo truyền thuyết, ông sinh ra tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ 6. Gióng lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, biết đi. Khi giặc Ân sang xâm lược nước ta, Gióng bỗng nhiên cất tiếng xin vua đóng cho ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt và nón sắt. Sau đó Gióng ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, vươn vai trở thành một chàng trai cao lớn, lên ngựa đi đánh tan giặc, rồi bay về trời tại chân núi Sóc Sơn.

    Hiện nay tại làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ở nhiều làng quê Hà Nội cũng có ngày hội Gióng.

  11. Nắng ông Từa, mưa ông Gióng
    Kinh nghiệm dân gian, cứ vào ngày hôị thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thể nào cũng nắng to, còn vào hội Gióng mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa giông.
  12. Tuồng
    Từ dùng với ý coi thường để chỉ hạng người cùng có một đặc điểm chung nào đó.
  13. Vũ phu
    Người chồng có hành động thô bạo, thường là hay đánh đập vợ mình; nghĩa rộng là người đàn ông có thái độ, hành động thô bạo đối với phụ nữ.
  14. Chợ Gồm
    Tên một cái chợ nay thuộc xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

    Chợ Gồm

    Chợ Gồm

  15. Phú Hội
    Tên một làng thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Trước đây làng có nghề truyền thống là đan nong nia, nhưng hiện nay đã dần mai một.
  16. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Cảnh An
    Một làng nghề nay thuộc xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Làng có nghề truyền thống là đan võng tàu thơm - nguyên liệu là lá tàu thơm, đem ngâm nước từ 10 đến 15 ngày tùy trời mưa nắng, rồi đem lên cạo hết lớp nhớt để lấy sợi tơ của thơm đem phơi nắng cho thật khô rồi mới đem ra đan võng. Hiện nay nghề này đã mai một.

    Đan võng tàu thơm

    Đan võng tàu thơm

  18. Dĩa bàng thang
    Dĩa làm bằng sứ, lớn, thường dùng để đựng đồ thờ cúng.
  19. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  20. Tham phú phụ bần
    Vì ham giàu (phú) mà phụ bạc người nghèo khó (bần).
  21. Đẻ
    Mẹ (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
  22. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  23. Truồi
    Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.

    Hồ Truồi

    Hồ Truồi

  24. Giồng Trôm
    Một huyện thuộc tỉnh Bến Tre, trước đây còn có tên là quận Tán Kế, đặt theo tên Tán Lý quân cơ Lê Thành Kế (? - 1869), một vị quan triều Nguyễn, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Giồng Trôm. Địa danh Giồng Trôm có từ việc nơi đây từng là một giồng đất trồng nhiều cây trôm.
  25. Trượng phu
    Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
  26. Rẫy
    Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
  27. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  28. Cầu Ái Tử
    Tên một cây cầu thuộc thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
  29. Núi Vọng Phu
    Một ngọn núi thuộc huyện Vũ Xương thời Lê, đến thời Nguyễn đổi thành Đăng Xương, nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tên gọi này bắt nguồn từ sự tích Hòn Vọng Phu.

    Đá Vọng Phu

    Đá Vọng Phu

  30. Trăng lu
    Trăng mờ.
  31. An Phú
    Một làng trước thuộc xã Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, là làng nghề nấu mạch nha truyền thống một thời nức tiếng.
  32. Mạch nha
    Loại mật dẻo được sản xuất chủ yếu từ mầm của lúa mạch, có vị ngọt thanh, rất bổ dưỡng. Đây là đặc sản truyền thống của vùng Thi Phổ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ở miền Bắc, làng An Phú, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng là làng nghề nấu mạch nha truyền thống.

    Một bát mạch nha

    Một bát mạch nha

  33. Sông Cung
    Tên một khúc sông nhỏ, là chi lưu của sông Mã, đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Hới nằm giữa huyện Hoằng Hóa và thị xã Sầm Sơn.
  34. Con long
    Con rồng.
  35. Khúc Phụ
    Tên cũ của một làng, nay thuộc xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, được bao quanh bởi sông Cung.
  36. Sún
    Trẻ chưa có răng, cha mẹ thường nhai thức ăn cho mềm rồi mớm vào mồm trẻ. Cũng nói: chim mẹ sún mồi cho con.
  37. Chừng ni
    Chừng này (phương ngữ miền Trung).
  38. Quan kì bất ngữ chân quân tử, hạ thủ vô hồi đích trượng phu
    Xem đánh cờ mà không nói mới thật là người quân tử, xuống cờ không hồi lại mới đúng là bậc trượng phu.
  39. Phú Gia
    Tên nôm là làng Gạ, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Gạ có nghề truyền thống nấu xôi, rượu nếp, bánh trôi, bánh đa kê...
  40. Bồ đề
    Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).

    Cây bồ đề

    Cây bồ đề

  41. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  42. Thiên lý
    Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.

    Hoa thiên lý

    Hoa thiên lý

  43. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  44. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  45. Phù vân
    Đám mây nổi rồi tan ngay, chỉ sự có rồi lại mất đi, không lâu bền.
  46. Bần
    Nghèo (từ Hán Việt).
  47. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  48. Phú
    Giàu (từ Hán Việt).
  49. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  50. Dựa, cậy.