Tìm kiếm "chùa Dâu"
-
-
Đất vua, chùa làng
Đất vua, chùa làng
-
Lính vua, lính chúa, lính làng
Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính đàn bà
Để em đi đỡ chàng và bốn năm
Bởi vua bắt lính đàn ông
Tiền lưng gạo bị tiễn chồng ra điDị bản
Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính bà già
Để em đi đỡ anh vài bốn năm
Bởi vua bắt lính đàn ông
Tiền lưng gạo bị sắm trong nhà này
-
Gặp anh, em chửa kịp chào
Gặp anh, em chửa kịp chào
Hai bên còn lạ, sao vào đứng chung? -
Đồn rằng An Thái, chùa Bà
-
Thổ công là cha, chúa nhà là con
-
Đánh chết, mà nết không chừa
-
Ăn cơm đúng bữa, bệnh chữa kịp thời
Ăn cơm đúng bữa
Bệnh chữa kịp thời -
Chồng em, anh đã biết chưa?
– Chồng em, anh đã biết chưa?
Tay cầm thẻ bạc, ngồi đưa võng điều
– Chồng em, anh đã biết rồi
Rỗ chằng rỗ chịt chuyên ngồi góc mươnDị bản
-
Củi tre chụm ngửa, vợ chửa nằm nghiêng
Củi tre chụm ngửa
Vợ chửa nằm nghiêng -
Gần thì cha, xa thì chúa
Gần thì cha, xa thì chúa
-
Bồn bồn, bông súng làm chua
-
Anh ơi, nơm cá xong chưa
-
Tam tinh, xoáy sọ thì chừa
Dị bản
Tam tinh khoá sọ thì chừa
Đốm đuôi sát chủ thì đưa vô lò
-
Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật
Làm quan ăn lộc vua
Ở chùa ăn lộc Phật -
Gió mùa hè, nó đè có chửa
-
Anh mất cây hộp quẹt, bực chưa quá bực
Anh mất cây hộp quẹt, bực chưa quá bực
Giang tay đấm ngực, căm đà quá căm
Đũa so le đôi chiếc, khó cầm
Liệu sao em liệu, thương thầm khó thương -
Đánh thắng ông vua, đánh thua thầy chùa
-
Trai Truồi thì lấy, cấy Truồi thì chừa
-
Quân tử nhất ngôn, thiệt dại chứ chưa khôn
Chú thích
-
- Xứ Đoài
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.
-
- Làm chay
- Làm lễ cúng để cầu cho linh hồn người chết được siêu thoát, theo quan niệm dân gian.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Ngọ
- Buổi trưa. Giờ Ngọ là khoảng thời gian vào khoảng mười một giờ trưa cho đến một giờ chiều mỗi ngày.
-
- Đổ giàn
- Một lễ hội truyền thống được tổ chức vào rằm tháng 7 hằng năm tại chùa Bà, làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Giàn là một cái đàn cúng cao khoảng mười mét, bằng tre, gỗ, trên đặt đàn cúng thần gồm hương, hoa, trà, quả và một chú heo quay. Khi nghi lễ chuẩn bị kết thúc, những toán võ sĩ và những người khỏe mạnh đại diện cho các làng tiến vào, sẵn sàng trong tư thế lao lên, vác heo quay, sau đó phải luồn lách, lao ra khỏi đám đông, mang chú heo quay chạy về địa điểm an toàn đã định. Để giật được chú heo, các toán tranh tài cũng đã có sự phân công người trước, người sau, người bảo vệ, người "cản địa" để ngăn những đối thủ lợi hại khác có thể giật lại ngay trên tay... Đây là một lễ hội có ý nghĩa đề cao tinh thần thượng võ của đất Tây Sơn - Bình Định.
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Bánh dừa
- Một loại bánh nướng làm từ dừa tươi, bột nếp và đường. Bánh ăn ngọt và ngậy, thơm mùi dừa, là một đặc sản miền Trung.
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Mươn
- Bàn nhỏ đóng bằng tre, dùng để dọn thức ăn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Bồn bồn
- Một loại cây rau mọc hoang ở vùng đất thấp, có nhiều phèn mặn như các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, nhất là Cà Mau. Mỗi lần vào mùa bồn bồn (mùa nước nổi) người ta chọn phần tươi non của cây bồn bồn (thân, lá, gốc) chế biến thành nhiều món ngon như canh, dưa chua, gỏi...
-
- Súng
- Loài cây sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng... Bông súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh, phía dưới mầu hồng nhạt, gắn liền cọng với cuống. Hoa to, màu xanh nhạt, trắng hay hồng, có bốn lá đài. Củ súng nằm bồng bềnh trên mặt nước, ăn được.
-
- Cá kèo
- Còn gọi là cá bống kèo, là loài cá phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Cá kèo có đầu nhỏ hình chóp, thân hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi, có màu ửng vàng, nửa trên của thân có chừng 7-8 sọc đen hướng hơi xéo về phía trước, các sọc này rõ dần về phía đuôi. Cá kèo sống chui rúc trong bùn và đào hang để trú. Thịt cá kèo mềm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon như lẩu cá kèo, cá kho tộ, cá kho rau răm, cá kèo nướng....
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Tam tinh
- Xoáy mọc trên sống mũi, nằm giữa hai con mắt gia súc (trâu, bò, ngựa). Có nguồn cho rằng gia súc có xoáy tam tinh là có sức khỏe, nhưng cũng có nguồn lại nói đây là dấu hiệu của gia súc xấu, không nên mua hoặc nuôi.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Cấy
- Gái (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Quân tử nhất ngôn
- Nói một lời (nhất ngôn), giữ chữ tín, được cho là tính cách của người quân tử theo quan niệm Nho giáo.