Im như Bụt mọc trên chùa
Con vào chánh điện đừng đùa với sư
Cúi lạy con phải từ từ
Đừng có vội vã mà hư thân mình
Tìm kiếm "chùa Dâu"
-
-
Hỡi ơi chú tiểu trên chùa
-
Quả chuông treo mấy quả chùa
Quả chuông treo mấy quả chùa
Làm thân con gái bán mua mấy lần? -
Người ta đúc tượng làm chùa
Người ta đúc tượng làm chùa
Còn em làm giấy bốn mùa chẳng ngơi
Dám xin sư bác chớ cười
Vì em làm giấy cho người chép kinh -
Cảm thương con hạc ở chùa
-
Kẻ Mui anh đã biết chưa
-
Mặt trời đứng bóng thì chưa
Mặt trời đứng bóng thì trưa
Còn em đứng bóng lại chưa có chồng -
Cam sành lột vỏ còn chua
Dị bản
-
Anh đà có vợ hay chưa
Anh đà có vợ hay chưa
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào?
Mẹ già anh ở nơi nao?
Để em tìm vào hầu hạ thay anh -
Tay bưng dĩa bánh đi chùa
Tay bưng dĩa bánh đi chùa
Đốt nhang lạy Phật xin bùa làm duyênDị bản
Tay bưng đĩa nếp vô chùa
Thắp hương lạy Bụt xin bùa em đeoTay bưng quả nếp vô chùa
Thắp nhang niệm Phật, xin bùa dưỡng thai
-
Muốn đi tu công phu chưa có
-
Khế với chanh một lòng chua xót
Khế với chanh một lòng chua xót
Mật với gừng một ngọt một cay
Cùng xóm nhau, hai ta hiểu biết lâu dài
Phụ mẫu em ừ một tiếng ông mai đến liềnDị bản
Khế với chanh một lòng chua xót
Mật với gừng một ngọt một cay
– Ra về bỏ áo lại đây
Để khuya em đắp gió tây lạnh lùng
– Có lạnh lùng lấy mùng mà đắp
Trả áo cho anh về đi học kẻo trưa
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Em như khế ngọt sân chùa
-
Chim quyên ăn trái ổi chua
-
Mình nói dối ta mình chửa có chồng
Mình nói dối ta mình chửa có chồng
Ta đi qua ngõ mình bồng con ra
Con mình khéo giống con ta
Con mình bảy rưỡi, con ta ba phần -
Kèo nèo mà lại làm chua
-
Khuyên anh cờ bạc thời chừa
-
Đành lòng đẹp dạ anh chưa
Đành lòng đẹp dạ anh chưa
Làm cho em đứng giữa mưa em chờ -
Em đà thuận lấy anh chưa
-
Ở đây gần miếu xa chùa
Ở đây gần miếu xa chùa
Không yêu, em cấy đạo bùa cho yêu
Chú thích
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Tiểu
- Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Rùa đội bia
- Theo quan niệm của người Việt, rùa là loài có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc nên biểu thị cho sự trường tồn. Rùa còn là loài không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là thanh cao, thoát tục. Vì lẽ đó, rùa thường được tạc thành tượng đá để đội các văn bia, trên khắc tên các danh nhân văn hóa hoặc các văn bản có giá trị văn hóa - lịch sử.
-
- Yên Duyên
- Tên nôm là làng Mui, còn gọi là sở Mui, nay là thôn Yên Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tên làng bắt nguồn từ câu chuyện vua Lý Nhân Tông trong một chuyến đi kinh lý đến đất này, thấy một cô gái xinh đẹp cứ ẩn hiện trên con thuyền giữa dòng sông Hồng. Vua ở xa, cô gái cất tiếng hát, giọng ấm mà vang truyền; vua đến gần, lại không thấy cô gái đâu. Cho rằng đó là công chúa Thủy cung hiện lên, có nhân duyên với mình mà không gặp, vua bèn sức cho dân làng lập nghè thờ, gọi là Nghè Bà Chúa và ban mỹ tự cho bà là “Thần tiên mỹ nữ tự đại vương,” nhân đó đổi tên làng là An Duyên (mối tình duyên yên bình).
-
- Be bờ
- Đắp đất thành bờ để ngăn nước.
-
- Truông
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Truông, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Cam sành
- Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.
-
- Cua
- Tán tỉnh. Từ này có gốc từ tiếng Pháp courir.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Choa
- Tôi, tao, mình. Cách xưng hô của ngôi thứ nhất (phương ngữ của một số tỉnh miền Trung).
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Kèo nèo
- Cũng gọi là cù nèo, một loại rau mọc nhiều ở ruộng đồng miền Tây Nam Bộ, nhìn hơi giống cây lục bình. Kèo nèo thường được dùng trong món lẩu, nấu canh chua hoặc muối chua.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Rừng Nưa
- Rừng thuộc làng Cổ Định, nay là xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)