Đồn rằng Tiên Lữ vui thay
Bên đông có miếu, bên tây có chùa
Giữa làng có đình thờ vua
Xung quanh nước chảy, đò đưa sớm chiều
Tìm kiếm "chùa Dâu"
-
-
Chợ Tàng một tháng sáu phiên
-
Thân em như con cá trong bồn
Thân em như con cá trong bồn
Không ăn có chịu, tiếng đồn oan chưa! -
Đôi gióng mây anh ra tay thắt nút
-
Đèn nào cao bằng đèn Cầu Lộ
-
Huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm
-
Trăm năm, trăm tuổi, trăm chồng
Trăm năm, trăm tuổi, trăm chồng
Mà duyên chưa lợt, má hồng chưa phaiDị bản
-
Sáng trăng giã gạo ngoài trời
Sáng trăng giã gạo ngoài trời
Cám bay phảng phất nhớ người đàng xa
Nhớ người da nuột má nà
Có vợ chưa, nói thiệt kẻo ở xa em lầmDị bản
-
Dậm chân, đấm ngực, kêu trời
-
Xin anh chớ nói yêu thương
Xin anh chớ nói yêu thương
Mỡ nạc anh ăn hết, cái xương anh chẳng chừa -
Ba bốn nơi sang cả phụ mẫu em đành gả
Ba bốn nơi sang cả phụ mẫu em đành gả
Em chắp tay khoan đã, chưa tới căn phần
Phụ mẫu em nói: bất tuân giáo hóa,
Đem treo cây bần cho kiến nó bu.Dị bản
Ba bốn nơi sang cả, phụ mẫu em muốn gả
Em chấp tay: khoan đã, chưa tới duyên phần
Phụ mẫu nói em bất tuân giáo hóa
Em trèo lên cây bần cho kiến nó bu.
-
Anh đồ, ơi hỡi anh đồ
-
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Để thương để nhớ cho tôi thế này
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi
Khế héo khế lại mọc chồi
Con dao lá trúc thìa vôi têm trầu
Từ ngày ta phải lòng nhau
Bỏ buôn bỏ bán bỏ giầu chợ phiênDị bản
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Để thương để nhớ cho tôi thế này
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng mày khế ơi
Bây giờ tôi đứng tôi ngồi
Con dao lá trúc bình vôi têm trầu
-
Năm mươi xu xin lại mối tình xù
Năm mươi xu xin lại mối tình xù
Trước khi xù, em suy nghĩ kĩ chưa -
Nằm nhà đắp chiếu ngủ an
-
Ai làm cho bướm lìa hoa
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy? -
Xa xôi ăn một miếng trầu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Sáng trăng vằng vặc
Sáng trăng vằng vặc
Vác cặc đi chơi
Gặp con vịt trời
Giương cung định bắn
Gặp cô yếm thắm
Đội gạo lên chùa
Giơ tay bóp vú
Khoan khoan tay chú
Đổ thúng gạo tôi
Hôm nay ba mươi
Ngày mai mồng một
Để tôi đội gạo
Lên chùa cúng Bụt
Bụt ngoảnh mặt đi
Đức Thích Ca mở miệng cười khì,
“Của tam bảo, để làm gì chẳng bóp.” -
Niêu cơm cô bằng quả cà
-
Bánh nhiều quá cũng kêu bánh ít
Chú thích
-
- Tiên Lữ
- Còn gọi là kẻ Chặng hay làng Chặng, nay là một xã ở phía nam của huyện Lập Thạch, tĩnh Vĩnh Phúc. Nơi đây được xem là một trong những nơi cư trú đầu tiên của người Việt từ thời các vua Hùng dựng nước. Bánh gạo rang là đặc sản của Tiên Lữ.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Gióng
- Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.
-
- Sớt sưa
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Sớt sưa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Gióng.
-
- Vĩnh Long
- Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này được thành lập năm 1732 với tên là châu Định Viễn (thuộc dinh Long Hồ), sau lần lượt có các tên Vĩnh Trấn, Vĩnh Thanh, Vĩnh Long, Vĩnh Trà, Cửu Long, trước khi trở lại tên Vĩnh Long vào năm 1992. vào cuối thế kỉ 18, đây chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút oanh liệt đánh tan năm vạn quân Xiêm cũng diễn ra tại đây.
-
- Huỳnh liên
- Còn có tên là so đo bông vàng, một loại cây cao từ 2-4m, có hoa to màu vàng tươi, rễ được dùng làm thuốc.
-
- Gáo vàng
- Còn gọi là cây huỳnh bá, một loại cây lớn, gỗ màu vàng, mọc nhiều ở các kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Trái gáo có vị hơi chua, thường ăn với muối ớt. Gỗ được dùng để làm sàn và vách nhà. Vỏ cây được dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, làm thuốc bổ.
-
- Hoàng cầm
- Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...
-
- Nhứt
- Nhất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Căn phần
- Căn duyên, số kiếp (từ Hán Việt).
-
- Bất tuân giáo hóa
- Không nghe lời dạy bảo.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Sinh đồ
- Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hòa Đình
- Cũng tên là Lồi Đình, tên Nôm là Nhồi, một làng quan họ xưa, nay thuộc phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Chợ phiên
- Chợ họp có ngày giờ nhất định.
-
- Hò khoan
- Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Thích Ca
- Người sáng lập đạo Phật. Thích Ca (hay Thích Già) là phiên âm Hán Việt của 釋迦, từ này lại là chuyển ngữ của từ शाक्य Shakya trong tiếng Sanskrit. Shakya là tên một bộ tộc định cư ở miền bắc Ấn Độ thời cổ. Đức Phật là một thành viên của bộ tộc này, vì thế người ta còn gọi ngài là Phật Thích Ca (để phân biệt với các vị Phật khác). Trong dân gian, người ta cũng hay gọi tên ngài là Phật Tổ Như Lai.
-
- Tam bảo
- Ba cơ sở chính của Phật giáo: Phật, Pháp, Tăng, tức là bậc giác ngộ, giáo pháp của bậc giác ngộ và những người bạn đồng học. Của chùa thường được gọi là của tam bảo.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Non nhớt
- Còn rất non, chưa ráo mủ, còn nhiều nhớt (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chuối tiêu
- Còn gọi chuối già (có nơi đọc là chuối dà), một giống chuối cho trái nhỏ, dài, thơm, khi chín vỏ vẫn màu xanh, khi chín muồi vỏ chuyển sang màu vàng. Chuối tiêu rất giàu dinh dưỡng và là một vị thuốc dân gian.
-
- Trượng phu
- Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
-
- Canh ngọt
- Cách nói để khen món canh ngon, đúng vị (cơm lành canh ngọt).
-
- Cau lùn
- Giống cau thuộc họ cau dừa, thân cột, cao tới 20m, tán lá rộng, ít rụng, hoa thơm, có trái quanh năm, thường được trồng làm cảnh.