Ngày đi trúc chửa mọc măng,
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre.
Ngày đi lúa chửa có vè,
Ngày về lúa đã đỏ hoe ngoài đồng.
Ngày đi em chửa có chồng,
Ngày về em đã con quấn, con quít, con bồng, con mang.
Tìm kiếm "cá gáy"
-
-
Bao giờ trúc mọc trên chì
Dị bản
Bao giờ lúa mọc trên chì
Voi đi trên giấy, Tây thì về Tây.
-
Trời mưa mát đất
Trời mưa mát đất, con cá lóc (nó) thoát khỏi nò
Cả tiếng kêu người nghĩa trên bờ,
(Vậy chớ) mùng ai có rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm.Dị bản
Trời mưa mát đất con cá lóc nó thoát khỏi nò
Mùng ai có rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm.
-
Sư đang tụng niệm nam mô
-
Một duyên hai nợ ba tình
-
Trời mưa răng rắc nước mắt chảy liên tu
Trời mưa răng rắc, nước mắt chảy liên tu
Rượu cầm tay uống giải sầu tư
Kiếp này không đặng, đi tu cho rồi!Dị bản
Ông trời mưa răng rắc, nước mắt chảy lưu liên
Rượu cầm tay uống giải buồn phiền
Kiếp này không gặp anh nguyền kiếp sau.
-
Tàu xúp lê một, còn trông còn đợi
Tàu xúp lê một, còn trông còn đợi,
Tàu xúp lê hai, còn đợi còn chờ,
Tàu xúp lê ba, tàu ra biển Bắc
Hai tay tôi vịn song sắt, nước mắt chảy ròng ròng
Miệng kêu bớ chú tài công
Khoan khoan, chậm chậm,
Vợ chồng tôi thôi đành ngàn dặm cách phân.Dị bản
Tàu xúp lê một, còn than còn thở,
Tàu xúp lê hai, còn đợi còn chờ,
Tàu xúp lê ba, tàu ra biển Bắc…
Hai tay tôi vịn song sắt, chắc lưỡi kêu trời,
Ngỡi nhân đứng đó, nghẹn lời khó phân.Xúp lê một, còn than còn thở,
Xúp lê hai, nửa ở nửa về,
Xúp lê ba, tàu ra biển Bắc,
Tay vịn song sắt miệng chắc lưỡi kêu trời,
Chồng Nam vợ Bắc sống đời đặng sao?Tàu xúp lê một
Em ơi anh còn trông còn đợi
Tàu xúp lê hai
Anh còn đợi còn chờ
Tàu xúp lê ba
Tàu ra biển Bắc
Tay anh vịn song sắt nước mắt nhỏ từng hồi
Trời ơi nhân nghĩa của tôi xa rồi
Bướm xa tại nhụy, anh với em xa rồi cũng bởi tại ai?Tàu xúp lê một em còn trông đợi
Tàu xúp lê hai em còn đợi còn chờ
Tàu xúp lê ba tàu ra biển
Hai tay em vịn song sắt nước mắt nhỏ dòng
Em kêu hỏi chú tài công
Lấy khăn lông em chặm
Đạo vợ chồng ngàn dặm em không quên.
-
Tay chém tay sao nỡ
Tay chém tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Một lời thề biển cạn non xanh
Chim kêu dưới suối vượn hú trên nhành
Qua không bỏ bậu bậu đành bỏ quaDị bản
Tay cắt tay sao nỡ,
Ruột cắt ruột sao đành.
Lời anh thề nước biếc non xanh,
Theo anh cho trọn tử sanh tại trờiTay cắt tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Mấy khi mà gặp bạn lành
Trách trời vội sáng, tan tành đôi taTay cắt tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Lời thề một mái tóc xanh
Anh không bỏ bậu, sao bậu đành bỏ anh
-
Tui hun mình dẫu có la làng
Tui hun mình dẫu có la làng
Thì tui la xóm hai đàng chịu phạt chung.
Tui hun mình dẫu có làm hung
Nhơn cùng tắc biến, tui chun xuống sànDị bản
Ôm mình dẫu có la làng
Thì tui la xóm hai đàng phạt chung.
Ôm mình dẫu có làm hung
Nhơn cùng tắc biến, tui chun xuống sànTui ôm, bậu có la làng,
Thì tui ôm riết hai đàng xấu chung.
Tui ôm bậu có làm hung,
Nói cùng bất quá tui chun xuống sàn
-
Tiểu kia đến ở chùa ta
-
Hoa thơm trồng dựa cành rào
Dị bản
Hoa thơm trồng dựa hàng rào
Gió nam, gió bắc gió nào cũng thơm.
-
Chó đâu chó sủa chỗ không
Chó đâu chó sủa chỗ không
Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn màyDị bản
Chó cắn chẳng cắn chỗ không
Chẳng thằng ăn trộm, cũng ông ăn mày
-
Khi vui thì vỗ tay vào
-
Than rằng: Khát đứng bờ ao
Dị bản
-
Ăn thì ăn những miếng ngon
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm -
Có vất vả mới thanh nhàn
-
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Kẻ kéo cho chết, người không động mình -
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
-
Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nặng lời làm chiDị bản
Hoa thơm ai dễ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nặng lời với ai
-
Bao giờ cho được thành đôi
Chú thích
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Vè
- Nhánh cây.
-
-
- Nò
- Một hệ thống ngư cụ gồm nhiều cọc tre và lưới khá lớn và phức tạp, được đặt ở hướng nước chảy để hứng luồng cá lúc nước ròng.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Tràng hạt
- Một vòng dây gồm nhiều hạt xâu lại với nhau. Khi tụng niệm, người tụng dùng tay lần từng hạt để đếm.
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Huỳnh
- Đom đóm.
-
- Liên tu
- Tua nhị của hoa sen, ý nói "không ngừng", lấy từ thành ngữ Liên tu bất tận (tuôn ra không dứt như tua sen).
-
- Sầu tư
- Nỗi buồn riêng.
-
- Xúp lê
- Cũng viết là súp lê, phiên âm từ tiếng Pháp của động từ souffler (kéo còi tàu thủy). Còn được hiểu là còi tàu.
-
- Tài công
- Người phụ trách lái tàu, thuyền chạy bằng máy. Từ này có gốc từ giọng Quảng Đông của "tải công."
-
- Ngỡi
- Tiếng địa phương Nam Bộ của "ngãi" (nghĩa, tình nghĩa).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sinh tử
- Cũng như tử sinh, nghĩa là sự sống chết (từ Hán Việt).
-
- Đầu xanh
- Chỉ người tuổi còn trẻ.
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
(Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hung
- Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhơn cùng tắc biến
- Người gặp lúc lúc nguy khốn, tất sẽ nghĩ ra cách để ứng phó (thành ngữ Hán Việt).
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Tiểu
- Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
-
- Thân
- Bản thân.
-
- Dưa cần
- Một loại dưa muối (rau củ trộn muối để lên men) làm từ rau cần.
-
- Gió chướng
- Một loại gió ở miền Nam, thổi ngược hướng sông Tiền, sông Hậu nên gọi là gió chướng. Gió thường thổi vào buổi chiều, trong khoảng thời gian bắt đầu từ cuối tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 4 tới trung tuần tháng 5 năm sau.
-
- Bánh vẽ
- Hình vẽ chiếc bánh. Nghĩa bóng chỉ thứ trông có vẻ tốt đẹp nhưng không có thật, chỉ đưa ra để lừa bịp.
-
- Chiêm bao
- Nằm mơ.
-
- Đông Ngạc
- Tên nôm là làng Vẽ hay kẻ Vẽ, một làng cổ ở nằm sát chân cầu Thăng Long, thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học, đồng thời nổi tiếng với nghề truyền thống là làm nem.
-
- Thanh nhàn
- Thảnh thơi, sung sướng.
-
- Tàn
- Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Sen Tịnh Đế
- Chữ Hán là Tịnh Đế liên, đóa hai hoa sen nở trên cùng một cuống, vẫn chưa rõ là một loài riêng hay chỉ là hiện tượng dị biến. Về tên của hoa, có người giải thích cho rằng “Tịnh” có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch, liêm khiết; “Đế” có nghĩa là đứng đầu, là cái gốc, hiểu theo nghĩa chung “Tịnh Đế” có nghĩa là đứng đầu các loài hoa về sự thanh tao, thuần khiết. Có người lại cho rằng “Tịnh Đế” có thể bắt nguồn từ việc đây là loài sen quý và hiếm, xưa chỉ dùng để tiến vua nên mới có tên gọi như vậy.