Một năm ba trăm sáu mươi ngày
Ước gì được sống một ngày bên em
Miếng trầu cánh phượng em têm
Trao anh anh giữ cả đêm lẫn ngày
Khi mô rỗi rãi cấy cày,
Giở ra xem chút cho khuây dạ buồn
Khi mô lội suối trèo non
Đói cơm, anh giở ra hôn trầu này
Trầu này có mặn có cay,
Cũng là duyên nghĩa một ngày trao nhau
Tìm kiếm "roi điện"
-
-
Nắng đổ chang chang
-
Bạn hẹn với ta mồng bốn tháng giêng
– Bạn hẹn với ta mùng bốn tháng giêng
Trông hoài không thấy bạn hiền vãng lai
Bạn hẹn với ta mùng bốn tháng hai
Tiết xuân con én đưa thoi đã rồi
Tháng ba, tháng tư ta không thấy bạn thời thôi
Chim kêu thỏ thẻ trước nơi sân hòe
Tháng năm, tháng sáu ta chẳng thấy nhắn nhe
Chim kêu nhỏ nhẻ, mùa hè sang thu
Chim kêu, vượn hú, cu gù
Cây khô lá rụng, mịt mù tang thương
Tháng bảy, tháng tám, tháng chín mưa trường
Đến khi ta nhắn gửi, hết lời ta lại qua
Tháng mười, tháng mười một, nước chảy mưa sa
Đương khi tiết lạnh bạn với ta xa vời
Còn mình tháng chạp bạn ơi
Niên tàn nguyệt tận, bạn phải tính cho rồi mưu chi?
Về nhà ngửa bàn tay tính lại đính đi
Tháng thời mười hai tháng, mùa y bốn mùa
Chuỗi sầu ai khéo thêu thùa
Đớn đau dạ ngọc, xót chua gan vàng! … -
Mưa từ Hùng Nhĩ mưa ra
-
Anh về thu xếp cửa nhà
-
Trách ông Tơ sao xe hoài xe hủy
Trách ông Tơ sao xe hoài xe hủy
Trách bà Tơ sao xe chỉ lộn vòng
Chỗ em không ưng thì bà muốn
Chỗ em bằng lòng thì bà lại xe rơi -
Sáng ngày mới sớm tinh sương
Sáng ngày mới sớm tinh sương
Cơm trôi khỏi miệng vác choòng ra đi
Vợ nghèo ẵm trẻ hài nhi
Lên tầng để bụi, rồi đi đẩy goòng
Trẻ thơ nằm mớ bòng bong
Nô đùa muỗi cỏ, đói lòng ngậm que
Lên tầng khuỵu gối đun xe
Gò lưng mửa mật nắng hè quản chi
Chồng xuống lò giếng đen sì
Mong sao cho chóng chiều về một công! -
Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc
Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc
Gió nào độc cho bằng gió Gò Công
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơiDị bản
Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Xứ nào dốc bằng xứ Nam Vang
Một tiếng anh than ba bốn đôi vàng em không tiếc
Anh lấy đặng em rồi anh trốn biệt lánh thânĐèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Gió nào độc bằng gió Gò Công.
Anh thương em từ thuở má bồng,
Bây giờ em khôn lớn lấy chổng bỏ anh.Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc,
Dốc nào thấp cho bằng dốc Nam Vang,
Một tiếng anh than, hai hàng lụy nhỏ,
Có một mẹ già, biết bỏ cho ai.Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Dốc nào cao bằng dốc Nam Vang,
Đói no em chịu cùng chàng,
Xuống sông ra biển, lên ngàn cũng theo.
-
Cưới em chín quả cau vàng
-
Đố ai nêu lá quốc kì
-
Bà Còng đi chợ trời mưa
Bà Còng đi chợ trời mưa
Cái Tôm cái Tép đi đưa bà còng
Đưa bà qua quãng đường đông
Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép Tôm nhặt được trả bà mua rauVideo
-
Mẹ em tham bạc tham vàng
Mẹ em tham bạc tham vàng
Ép em vào chốn cơm rang gạo nồi
Ra đường em chẳng được tươi
Nghĩ đến thân phận, nước mắt rơi hàng hàng. -
Chính chuyên lấy được chín chồng
-
Vè say rượu
Ngôn đa ngữ thất
Nói trật nhiều điều
Tiền rượu chúng kêu
Còn ngồi nói pháo
Nhiếc rằng nói láo
Uống chẳng biết lo
Rượu muốn đong cho
Tiền không chịu trả
Say rồi bậy bạ
Nói dọc nói ngang
Nằm sá nằm đàng
Té lên té xuống
Rượu bao nhiêu cũng uống
Uống quá mẹ hũ chìm
Nói như bìm bìm
Leo dây leo nhợ … -
Anh ngồi đầm Ô ngó vô cửa Mỹ
-
Con chim chà chiện nó bay thấp liệng cao
Con chim chà chiện nó bay thấp liệng cao
Nó kêu lăng lăng líu líu
Đôi ta lận đận lịu địu sao nỡ dứt tình
Thà không anh ở một mình
Kết duyên rồi lại bạc tình sao nên?Dị bản
Con chim chiền chiện bay thấp liệng cao
Nó kêu làm sao lăng nhăng líu nhíu
Em thấy chàng bận bịu không nỡ dứt tình
Phải chi em có thuốc hồi sinh
Mổ tim trao lại kẻo tình anh nghi
-
Em đi qua cầu qua trăm cái nhịp
Em đi qua cầu qua trăm cái nhịp
Em đi không kịp kêu bớ anh ơi
Nghĩa tào khang sao anh đành vội dứt
Đêm em nằm ấm ức ngày lụy ứa tuôn rơi
Bấy lâu nay em mang tiếng chịu lời
Xa nhau bởi tại ông trời biểu xaDị bản
Qua cầu một trăm cái nhịp
Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng
Cái điệu tào khang sao chàng vội dứt
Đêm nằm nghỉ tức, giọt lệ tuôn rơi
Nhón chân lên kêu: “Bớ hỡi trời
Ai bày mưu cho bạn, bạn dứt nơi ân tình!”Cầu cao ba mươi sáu nhịp,
Em theo không kịp, nhắn lại cùng chàng
Cái nợ tào khang, sao chàng vội dứt?
Ðê nằm thao thức, tưởng đó với đây.
Biết khi nao cho phượng gặp bầy
Cho le gặp nhạn
Ruột đau từng đoạn
Gan thắt chín từng
Anh với em như chanh với khế, như quế với gừng,
Dầu xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi…
-
Chần ngần gánh nặng trên vai
Chần ngần gánh nặng trên vai
Sao không san sẻ cho ai gánh cùng?
Có được thung dung
Ta san cùng cho khoẻ
Anh có vợ rồi, chẳng lẽ san hai?
Chần chần gánh nặng trên vai -
Làm người nên biết tiện tằn
Làm người nên biết tiện tằn,
Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi,
Những người đói rách rạc rời,
Bởi phụ của Trời làm chẳng có ăn. -
Gái chưa chồng hay đi chợ
Chú thích
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bánh tét
- Có nơi gọi là bánh đòn, một loại bánh của miền Trung và miền Nam, tương tự như bánh chưng ở miền Bắc. Bánh làm bằng gạo nếp, hình trụ dài, gói bằng lá chuối, có thể có nhân đậu và thịt mỡ hoặc không có nhân, khi ăn thì cắt thành khoanh tròn. Những dịp giỗ Tết không thể thiếu món bánh này.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Tiết khí
- Gọi tắt là tiết, một khái niệm về thiên văn bắt nguồn từ Trung Quốc. Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°, khoảng cách kề nhau giữa hai tiết khí là 14-16 ngày. Tiết khí có mối liên quan gần gũi với các yếu tố khí hậu, thời tiết ở các nước nông nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng, tiết còn chỉ một khoảng thời gian, thời cuộc.
-
- Én đưa thoi
- Én bay lượn trên bầu trời như thoi trong khung cửi. Thường dùng để chỉ hoặc miêu tả mùa xuân.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
(Truyện Kiều)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Sân hòe
- Từ chữ Hán hòe đình, nghĩa là sân có trồng cây hòe. Đời nhà Tống, Vương Hựu tự tay trồng ba cây hòe trong sân nhà và nói rằng "Con cháu ta sau này sẽ có đứa làm đến Tam công." Về sau, con của Vương Hựu là Vương Đán làm đến Tam công thật. Sân hòe vì vậy chỉ nhà có con cái đỗ đạt, song cũng dùng để chỉ nhà cha mẹ.
Sân hòe đôi chút thơ ngây,
Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình
(Truyện Kiều)
-
- Niên tàn nguyệt tận
- Hết năm hết tháng (chữ Hán). Cũng nói là niên cùng nguyệt tận.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hùng Nhĩ
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Làng Hùng Nhĩ và làng Bảo Vệ là cái nôi của hát ghẹo Phú Thọ. Các cụ kể: Ngày xưa, làng Hùng Nhĩ có nhiều rừng, nhiều gỗ quý nhưng ruộng đất xấu, trồng trọt thu hoạch kém. Làng Bảo Vệ nằm dọc theo sông Thao đất phì nhiêu lại không bị thú rừng phá nên luôn được mùa, nhưng không có rừng, thiếu gỗ làm nhà. Do vậy hai bên kết nghĩa giúp nhau. Hùng Nhĩ mất mùa, Bảo Vệ giúp tiền, giúp lúa. Bảo Vệ cần gỗ làm nhà, Hùng Nhĩ chọn gỗ quý gửi ra. Mối quan hệ giữa hai làng ngày càng gắn bó chặt chẽ. Nhân dân đi lại vui chơi, ca hát thành Hát Ghẹo (theo Người Phú Thọ).
-
- Bến Tuần Giáo
- Gọi tắt là bến Tuần, một bến đò thuộc xã Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
-
- Sông Rân
- Tên một con sông chảy qua địa phận xã Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
-
- Ắt
- Chắc chắn.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Nhời
- Lời nói (phương ngữ miền Bắc).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Choòng
- Dụng cụ cầm tay bằng sắt hoặc thép, dùng để đào, bẩy, đục lỗ trong đất, đá.
-
- Hài nhi
- Trẻ thơ, trẻ sơ sinh (từ Hán Việt).
-
- Goòng
- Xe nhỏ có bốn bánh sắt chuyển trên đường ray để chở than, quặng, đất (từ tiếng Pháp wagon).
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Đèn Châu Đốc
- Thời Pháp thuộc, Châu Đốc lần lượt là tên của một "hạt tham biện," rồi là một tỉnh lấy thị xã Châu Đốc ngày nay làm tỉnh lỵ. Trước mặt thị xã Châu Đốc là sông Hậu, vốn là tuyến đường thủy quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long. Do sông rất rộng và có nhiều cồn nhỏ ở giữa sông, người Pháp đã đặt một ngọn đèn cao (chưa rõ ở địa điểm nào) nhằm làm mốc cho thuyền bè qua lại.
-
- Gò Công
- Nay là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp với thành phố Mỹ Tho. Tỉnh Gò Công ngày xưa bao gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây ngày nay. Gò Công Đông và Gò Công Tây là vùng duyên hải, có hai cửa biển của sông Tiền: cửa Đại và cửa Tiểu. Tên gọi Gò Công xuất phát từ việc vùng đất này trước đây có nhiều chim công (khổng tước), vì vậy tên Hán Việt của Gò Công là Khổng Tước Nguyên. Gò Công gắn liền với tên tuổi người anh hùng Trương Định.
-
- Gió độc Gò Công
- Một tên gọi dân gian của trận bão năm Giáp Thìn (1904).
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Chum
- Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Quốc kì
- Cờ quốc gia, cờ nước (từ Hán Việt)
-
- Mê Linh
- Nơi đóng đô của Trưng Nữ Vương sau khi đánh thắng quân Hán và xưng vương, lập nước. Hiện nay Mê Linh là tên một huyện nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội, giáp sân bay quốc tế Nội Bài.
Đô kì đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
(Đại Nam quốc sử diễn ca)
-
- Tô Định
- Viên quan nhà Hán được cử sang Giao Chỉ (tên gọi nước ta lúc bấy giờ) làm Thái thú trong thế kỷ thứ 1. Không khuất phục trước âm mưu nô thuộc của nhà Hán, năm 40, Hai Bà Trưng kêu gọi thủ lĩnh các vùng lân cận tập hợp lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa. Khởi nghĩa nổ ra, Tô Định bỏ chạy về phương Bắc. Trưng Trắc lập nước, xưng vương.
-
- Hai Bà Trưng
- Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai nữ tướng của Giao Chỉ (Việt Nam ta lúc bấy giờ) đã nổi cờ khởi nghĩa vào năm 40 sau Công nguyên để chống lại sự nô thuộc của nhà Đông Hán. Khởi nghĩa thắng lợi, Thái thú Giao Chỉ người Hán là Tô Định bỏ chạy về phương Bắc, Trưng Trắc xưng vương, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, chọn kinh đô là Mê Linh, trị vì được ba năm, đến năm 43 bại trận dưới tay tướng nhà Hán là Mã Viện. Tục truyền do không muốn đầu hàng, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử, nhưng cũng có thuyết cho hai Bà đã bị quân Mã Viện bắt và xử tử.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.
-
- Ngôn đa ngữ thất
- Trích từ sách Cảnh Hạnh Lục (Minh Tâm Bảo Giám): Ngôn đa ngữ thất giai nhân tửu, nghĩa đoạn thân sơ chỉ vị tiền (nói nhiều, nói bậy đều do rượu, dứt tình nghĩa, chia lìa thân thuộc cũng vì tiền).
-
- Nói pháo
- Nói khoác.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Ô Loan
- Một đầm nước lợ thuộc tỉnh Phú Yên, dưới chân đèo Quán Cau, lấy nước từ sông Cái và một số sông nhỏ khác. Bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Đây là một thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam, một danh lam tiêu biểu của tỉnh.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Long Thủy
- Tên cũ là Mỹ Á, một ngôi làng trước thuộc xã An Phú, huyện Tuy An, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Làng nằm sát biển, nổi tiếng có dừa xiêm uống nước rất ngọt, mát. Vườn dừa Long Thủy rợp bóng mát, quanh năm che phủ cả thôn. Tại đây có bãi biển Long Thủy, nhìn ra xa là cụm Hòn Chùa, Hòn Than và Hòn Dứa.
-
- Lá trầu lương
- Lá trầu nằm ở sát gốc, mọc ra từ thân chính của dây trầu. Lá trầu lương dày, xanh thẫm, chỉ dùng để làm thuốc, không dùng để ăn.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Sơn ca
- Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).