Nôm na là cha mách qué
Mách qué là mẹ mách xiên
Mách qué là mẹ mách xiên
Ta cho đồng tiền, mách nữa ta nghe.
Tìm kiếm "cha trời mẹ đất"
-
-
Tay gắp miếng chả cho cha
Tay gắp miếng chả cho cha
Thấy người có mẹ không cha ta buồn -
Thật thà là cha dại dột
Thật thà là cha dại dột
-
Cơm ăn với chả với nem
Cơm ăn với chả với nem
Ăn tuy mát ruột chẳng bằng em gặp chàng -
Tuần hà là cha kẻ cướp
-
Một tiếng gọi cha, ba tiếng gọi chó
-
Người khôn ai chả nâng niu
Người khôn ai chả nâng niu
Hoa thơm ai chả chắt chiu để dành -
Đi đâu lang chạ thì hư
Đi đâu lang chạ thì hư
Ở đây với dượng cũng như có chồng
Chưa chồng dượng kiếm chồng cho
Chưa con dượng kiếm con cho mà bồng -
Thổ công là cha, chúa nhà là con
-
Tuổi trẻ mất cha, về già mất con
Tuổi trẻ mất cha, về già mất con
Trung niên mất vợ héo hon vô cùng -
Tài gia là cha ăn cướp
-
Hoa thơm ai chả muốn chiều
Hoa thơm ai chả muốn chiều,
Thấy hoa ai chẳng nâng niu vịn cành.
Hoa sao hoa khéo mần thinh,
Người yêu hoa chẳng đoái tình với ta -
Con hư bởi tại cha dong
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tiếc công mẹ đẻ cha nuôi
-
Gái chậm chồng mẹ cha khắc khoải
Gái chậm chồng mẹ cha khắc khoải
-
Muốn ăn cơm trắng chả giò
-
Khổ chi phận em cha chả là cam phận khổ
Khổ chi phận em cha chả là cam phận khổ
Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi
Xuống sông gánh nước đụng chỗ cát bồi, khe khô! -
Cơm trắng ăn với chả chim
Cơm trắng ăn với chả chim
Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no
Cơm hẩm ăn với cà kho
Chồng xấu vợ xấu những lo mà gầy -
Gái này là gái chả vừa
-
Em gặp anh đây cha chả là mừng
Em gặp anh đây cha chả là mừng
Tưởng như lúa trổ nửa chừng gặp mưa
Em gặp anh đây tròn bóng đang trưa
Rưng rưng nước mắt tay đưa miếng trầu.
Chú thích
-
- Tuần hà
- Chức quan chuyên coi trách trông nom về việc giao thông buôn bán trên sông ngày xưa.
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Tài gia
- Tài chủ, chủ tài sản, còn hiểu là người có của cho vay.
-
- Dong
- Dung dưỡng.
-
- Phu xướng phụ tòng
- Chồng nói, vợ nghe theo (từ Hán Việt).
-
- Xuất giá
- Lấy chồng (từ Hán Việt)
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
-
- Bến Cốc
- Địa danh nay thuộc địa phận phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa. Vào đầu thế kỷ 19, bốn thôn Hương Bào Nội, Hương Bào Ngoại, Phú Cốc và Phú Cốc Hạ đều nằm hai bên bờ sông Bồn Giang (sông Cốc) nối từ cầu Bốn Voi đến Lai Thành gặp kênh Bố Vệ đổ ra cửa sông Lễ Môn. Từ năm 1838 - 1883, vua Minh Mạng lấy thêm 7 mẫu đất của làng Phú Cốc cho đào kênh Bến Cốc.
-
- Chợ Quán
- Một địa danh thuộc Sài Gòn xưa, nguyên là ban làng Tân Kiểng, Nhơn Giang (trước 1885 mang tên Nhơn Ngãi) và Bình Yên sáp nhật lại. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong sách Sài Gòn năm xưa thì: Gọi là “Chợ Quán” vì thuở trước chợ nhóm họp dưới gốc những cây me đại thọ lối nhà thương Chợ Quán hiện nay. Chung quanh chợ có nhiều quán xá lốc cốc tựu một chỗ nên đặt tên làm vậy.
-
- Chợ Cầu Kho
- Trước khi bị giải tỏa năm 2009, chợ nằm ở phường Cầu Kho, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ này được xây năm 1805, vì nằm gần chiếc cầu bên kho cẩm thảo (kho chứa lúa) của triều đình Huế nên có tên là Chợ Cầu Kho, hoặc chợ Kho.