Canh khuya trăng khóc trên đồi
Khóc cho chiếc bóng hết ngồi lại đi
Nhớ chàng lắm lắm chàng ôi
Sao chàng không tới để thiếp tôi một mình
Tìm kiếm "canh ba"
-
-
Anh đi biệt tích phương xa
-
Đêm nằm nghe vạc trở canh
Dị bản
Đêm nằm nghe vạc trở canh
Nỉ non tiếng dế như anh dỗ nàngĐêm nằm nghe vạc trở canh
Nghe chim dỗ sáo, nghe anh dỗ nàngĐêm nằm nghe vạc cầm canh
Nghe chuông gióng sáng, nghe anh dỗ nàng
-
Đêm hè gió mát trăng thanh
-
Rau ranh, ốc đá, canh cá nậu nguồn
Dị bản
Rau ranh, ốc đá, cơm cá nậu nguồn.
Rau ranh, ốc đá là cá nậu nguồn.
-
Làm chi thiệt phận hồng nhan
-
Ta trong cây khế ta ra
-
Ai về mua vại Hương Canh
-
Gà gáy canh một hoả tai, gà gáy canh hai đạo tặc
-
Một cây có cành bổng cành la
-
Mảng coi ông vua Thuấn canh điền
-
Rau dừa chấm với mắm kho
-
Mồ cha cái số làm hầu
-
Long Điền Chợ Thủ quê anh
Long Điền, Chợ Thủ quê anh
Trai chuyên đóng tủ, gái sành cửi canh
Dệt hàng, chịu mặc chẳng lành
Giường chõng nghề rành, anh ngủ sạp treDị bản
Long Điền, Chợ Thủ quê anh
Trai chuyên đóng tủ, gái sành cửi canh
Dệt hàng khéo léo thiệt rành
Giường chõng đẹp lành, ai cũng phải khen
-
Lấy chồng Hòe Thị nhọc nhằn
-
Con công hay múa
Tập tầm vông.
Con công hay múa
Nó múa làm sao
Nó rụt cổ vào
Nó xòe cánh ra
Nó đỗ cành đa
Nó kêu ríu rít
Nó đỗ cành mít
Nó kêu vịt chè
Nó đỗ cành tre
Kêu bè rau muống
Nó đỗ dưới ruộng
Nó kêu tầm vông.Video
-
Sù, Gạ thì giỏi chăn tằm
-
Anh ơi cố chí canh nông
-
Đầu công, mình cốc, cánh vỏ trai
Dị bản
Đầu công, mình cốc, quản ngắn, đùi dài, cánh vỏ trai, mỏ búp chuối
-
Ước gì bướm được gần hoa
Chú thích
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Biệt tích
- Hoàn toàn không có tin tức hay dấu vết gì.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Rau ranh
- Một loại rau mọc hoang trên rừng, lá to bằng lá chè, có màu nõn chuối, mùi hơi chua. Rau ranh mọc nhiều nhất ở vùng núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà My (Quảng Nam).
-
- Ốc đá
- Một loài ốc sống trong các gộp đá ở các suối trên núi cao, lớn hơn đầu đũa một chút, vỏ màu đen rất cứng.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Cạnh khế
- Cạnh khóe.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Theo truyền thuyết, vua Lê Long Đĩnh một hôm ăn quả khế, trong ruột thấy có hột mận (lý), đoán rằng họ Lý sẽ nổi lên làm vua, bèn sai người đi tìm kẻ nào họ Lý thì giết đi. Trong khi đó, Lý Công Uẩn ngày ngày thường ở bên vua thì vua lại không để ý đến. Rốt cuộc nhà Lê mất vào tay nhà Lý. Người đương thời nhân đó mà đặt ra câu ca dao này để chế nhạo.
-
- Vại
- Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.
-
- Hương Canh
- Tên nôm là làng Cánh hay Kẻ Cánh, thuộc huyện An Lãng, xứ Sơn Tây thời Hậu Lê, nay là thị trấn Hương Canh, huyện lị huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có phiên chợ Cánh, còn gọi là chợ Hương Canh, ngày xưa mỗi tháng họp tới 12 phiên vào các ngày hai, ngày tư, ngày sáu và ngày chín hàng tháng; trong đó ngày hai, ngày sáu là phiên chính, ngày tư ngày chín là phiên xép. Chợ Cánh có bán đủ các mặt hàng. Đặc biệt có dãy quán lò rèn luôn đỏ lửa để sửa chữa nông cụ tại chỗ cho bà con nông dân kịp lấy ngay. Ngoài ra Hương Canh còn nổi tiếng có nghề thợ xây. Làng có cả đường bộ, đường thủy và đường sắt chạy qua, rất thuận tiện cho giao thương.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Hỏa tai
- Hỏa hoạn.
-
- Đạo tặc
- Giặc cướp (từ Hán Việt).
-
- Gà gáy canh một hoả tai, gà gáy canh hai đạo tặc
- Theo tín ngưỡng dân gian, gà gáy không đúng canh là điềm báo xui rủi.
-
- La
- Thấp, gần mặt đất.
-
- Thuấn, Nghiêu
- Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
-
- Canh điền
- Làm ruộng (từ Hán Việt).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Tượng
- Con voi (từ Hán Việt).
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Mắm kho
- Còn gọi canh mắm, tên gọi của một món ăn sử dụng nguyên liệu chính là mắm (mắm bò hóc, mắm cá các loại), nấu nước đậm vị và khá sánh đặc, ăn kèm với các loại rau nhúng, chấm, chần, tương tự như cách ăn lẩu, thịnh hành tại nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở miền Nam.
-
- Cau vòng nguyệt
- Chũm cau (tròn và dẹt như hình mặt trăng).
-
- Trầu cánh dơi
- Phần rìa của lá trầu, được cắt bỏ khi têm (trông giống như cánh dơi).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Long Điền Chợ Thủ
- Địa danh nay thuộc xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, trên đoạn đường từ thị trấn Mỹ Luông đến thị trấn Chợ Mới. Theo nhà văn Sơn Nam thì dịa danh Chợ Thủ là tên gọi tắt của Chiến Sai thủ sở, nằm ở phía tây sông Trà Thôn. Thủ là đồn quân có nhiệm vụ kiểm soát sông rạch, Chiến Sai là cách đọc trại của từ Khmer Kiên Svai (chòm cây xoài). Đến đời Minh Mạng, Thủ Chiến Sai đổi tên là bảo An Lạc. Ngoài ra nơi đây còn được gọi là Củ Hủ, Cù Hu hay Cỗ Hỗ.
Long Điền Chợ Thủ có hai nghề truyền thống là dệt vải và đóng đồ mộc, chạm khắc gỗ.
-
- Chõng
- Đồ dùng để nằm, ngồi, làm bằng tre nứa, giống như chiếc giường nhưng nhỏ, hẹp hơn. Ngày xưa, những nhà buôn bán nhỏ thường xếp hàng hóa lên một chiếc chõng, gọi là chõng hàng.
-
- Hòe Thị
- Địa danh nay là một thôn thuộc phường Xuân Phương, huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội. Làng còn có tên là Canh Chợ, nối tiếp làng Thị Cấm, nằm trên con đường cổ từ kinh thành Thăng Long - Cầu Giấy - Cầu Diễn vào bến đò Cổ Sở ven sông Đáy (bến Giá, nay là xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây). Ngoài nông nghiệp, làng Hòe Thị còn có hai nghề thủ công nổi tiếng trong vùng là nghề ren và nghề hàn thiếc. Cuối thế kỷ 19, khi Hà Nội được mở rộng, thợ rèn và thợ thiếc Hòe Thị ra phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến) và phố Lò Rèn để làm nghề. Riêng phố Lò Rèn, tập trung chủ yếu người làng Hòe Thị.
Đọc thêm về làng Hòe Thị.
-
- Tầm vông
- Một loài cây thuộc họ tre, có khả năng chịu khô hạn khá tốt, ưa ánh sáng dồi dào. Thân cây gần như đặc ruột và rất cứng, không gai, thường dùng trong xây dựng, sản xuất chiếu và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài việc sử dụng làm vật liệu xây dựng như những loài tre khác, do độ bền cao, đặc biệt là khả năng dễ uốn cong nên tầm vông còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác.
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Phú Xá
- Tên nôm là làng Sù, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Sù xưa nổi tiếng nghề làm bún và trồng đào. Mộ nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cũng được táng ở đây.
-
- Phú Gia
- Tên nôm là làng Gạ, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Gạ có nghề truyền thống nấu xôi, rượu nếp, bánh trôi, bánh đa kê...
-
- Làng La
- Tên gọi chung bảy làng ở huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây xưa, nay thuộc quận Hà Đông và huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Bảy làng gồm: La Cả (Ỷ La và La Nội), La Khê, La Du, La Dương, La Phù, La Tinh. Xưa kia bảy làng này đều có nghề dệt cổ truyền. La (羅) theo nghĩa chữ Hán có nghĩa là dệt sợi, đan sợi. Các làng dệt thờ 10 vị tiên sư sống vào thời Lê Trung Hưng từ nơi khác đến cư ngụ và có công cải tiến nâng cao kỹ thuật dệt. Ngoài ra nơi đây còn thờ ông Trần Quý (thế kỷ 19) làm ông tổ nghề dệt gấm.
-
- Làng Đăm
- Làng cổ nay thuộc xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng Đăm nổi tiếng nghề trồng rau dưa. Lễ hội đua thuyền truyền thống trong các dịp hội làng vào tháng ba âm lịch cũng là một nét văn hóa đặc sắc của làng.
-
- Canh nông
- Làm ruộng (từ Hán Việt).
-
- Năn
- Cũng viết là năng, còn gọi là mã thầy, một loại cỏ mọc hoang trên những cánh đồng ngập nước. Phần củ ăn được, lá được dùng làm vị thuốc.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Cốc
- Loài chim lội nước thuộc họ Bồ nông, thức ăn là các loại động vật thủy hải sản nhỏ
-
- Đầu công, mình cốc, cánh vỏ trai
- Những tiêu chuẩn để chọn gà chọi tốt.
-
- Nhánh bích cành quỳnh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nhánh bích cành quỳnh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.