Đây với đó như gió gặp buồm,
Xin anh xét lại, thương dùm phận em.
Tìm kiếm "gió nam"
-
-
Dứt tình anh mới giơ roi
-
Sống thì lâu chết giỗ đầu mấy chốc
Sống thì lâu chết giỗ đầu mấy chốc
Dị bản
Sống thì lâu chết giỗ đầu nay mai
-
Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống
Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống
-
Cây bồ đề rụng lá giơ xương
-
Ai sang đò ấy bây giờ
-
Học trò cao cẳng dài giò
Học trò cao cẳng dài giò
Chân đi ngoài ngõ, miệng thò trong mâmDị bản
-
Nuôi con khó nhọc đến giờ
-
Có cứng mới đứng đầu gió
Có cứng mới đứng đầu gió
-
Cảnh chiều chiều hiu hiu gió thổi
-
Yêu anh một lúc bây giờ
Yêu anh một lúc bây giờ
Rồi mai vấn vít con thơ ai nhìn?
– Chân anh lận thì tay anh vin
Đã ăn đến quả phải nhìn đến cây -
Vóc bồ liễu e dè gió bụi
-
Nói thì như mây như gió
Nói thì như mây như gió
Cho thì lựa những vỏ cùng xơDị bản
Nói thì như mây như gió
Cho thì nhỏ giọt từng li
-
Ai về bên ấy bây giờ
-
Dù cho cho đến bao giờ
-
Muốn ăn cơm trắng chả giò
-
Chàng đi mô khuya khoắt đến giờ
-
Thiếp xa chàng hái dâu quên giỏ
Thiếp xa chàng hái dâu quên giỏ
Chàng xa thiếp cắt cỏ quên liềm
Xuống sông gánh nước hũ chìm, gióng trôi
Về nhà than đứng thở ngồi
Đập bàn tay xuống chiếu: thôi rồi còn chi
Bộ nút vàng tra áo cổ y
Chàng mà xa thiếp tài chi không phiềnDị bản
-
Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân
Dị bản
Đất nỏ là một giỏ phân
-
Chiếc tàu lặn chạy mau dường gió
Chiếc tàu lặn chạy mau dường gió
Cái xe hơi chạy lẹ như dông
Việc ở đời vợ vợ chồng chồng
Thương nhau cũng vội, dứt lòng cũng mau
Chú thích
-
- Dặm liễu
- Một điển tích Trung Quốc, theo Hán thư: Ngày xưa ở Trung Quốc các con đường đều trồng liễu, cứ năm dặm có một cái đình gọi là "đoản đình," cứ mười dặm lại có một "trường đình" là nơi khách bộ hành vào nghỉ chân hay bẻ cành liễu tiễn biệt nhau. Do đó cách nói "dặm liễu" chỉ nơi từ biệt, cũng nói chốn xa xôi, tha hương.
Rượu đào mấy độ vơi đầy
Trường đình dặm liễu phân tay vội vàng
(Lưu nữ tướng)
-
- Cố hương
- Quê cũ (từ Hán Việt).
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
(Hương rừng Cà Mau - Sơn Nam)
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Trọt
- Cũng gọi là dọt, mảnh đất phía trước hiên nhà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Hai thân
- Cha mẹ (từ Hán Việt song thân).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bồ liễu
- Cây thủy dương. Nghĩa bóng chỉ thể chất yếu ớt, người phụ nữ (theo Hán Việt tự điển - Đào Duy Anh).
Thưa rằng: quân tử phó công
Xin thương bồ liễu chữ tòng ngây thơ
(Lục Vân Tiên)
-
- Chương Đài
- Tên một con đường ở thành Trường An (Trung Quốc) thời Đường, nơi có nhiều lầu xanh. Nhà thơ Hàn Hoằng cưới một kĩ nữ họ Liễu làm vợ, nhà ở đường Chương Đài. Hàn Hoằng đi Thanh Châu nhậm chức, ba năm không về được, chỉ gửi cho vợ bài thơ: "Chương Đài liễu, Chương Đài liễu, tích nhật thanh thanh kim tại phủ? Túng sử trường điều y cựu thùy, dã ưng phan chiết tha nhân thủ." (Liễu Chương Đài, Liễu Chương Đài, ngày trước xanh xanh giờ ở đâu? Dẫu rằng cành dài rủ như xưa, cũng tay người khác vin bẻ rồi). Liễu thị cũng làm thơ đáp lại. Về sau, Liễu thị bị tướng Phiên là Sa Tra Lợi bắt làm thiếp. Một tráng sĩ là Hứa Tuấn dùng bài thơ cũ của Hàn Hoằng làm tin, liên lạc với Liễu thị, rồi lập mưu cứu nàng đưa về sum họp với Hàn Hoằng.
Cụm khách Chương Đài dùng để chỉ người yêu, và liễu Chương Đài chỉ sự xa cách của hai người đang yêu.
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.
(Truyện Kiều)
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Bến Cốc
- Địa danh nay thuộc địa phận phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa. Vào đầu thế kỷ 19, bốn thôn Hương Bào Nội, Hương Bào Ngoại, Phú Cốc và Phú Cốc Hạ đều nằm hai bên bờ sông Bồn Giang (sông Cốc) nối từ cầu Bốn Voi đến Lai Thành gặp kênh Bố Vệ đổ ra cửa sông Lễ Môn. Từ năm 1838 - 1883, vua Minh Mạng lấy thêm 7 mẫu đất của làng Phú Cốc cho đào kênh Bến Cốc.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Liềm
- Một nông cụ cầm tay có lưỡi cong khác nhau tùy từng loại, phía lưỡi thường có răng cưa nhỏ (gọi là chấu), dùng để gặt lúa hoặc cắt cỏ. Liềm có thể được xem là biểu tượng của nông nghiệp.
-
- Gióng
- Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Quần áo cổ y
- Trang phục của nam giới, áo khá dài, cổ đứng hơi cao, có lẽ cũng từ miền Bắc du nhập (Địa chí Văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh - Nguyễn Đổng Chi chủ biên).
-
- Ghè
- Đồ đựng (nước, rượu, lúa gạo) làm bằng đất hoặc sành sứ, sau này thì có làm bằng xi măng.
-
- Nỏ
- Khô ráo.