Chiều chiều mang giỏ hái dâu
Hái dâu không hái, hái câu ân tình
Dù cho cha đón ngõ đình
Mẹ ngăn ngõ chợ
Đã trót thương mình, em lại ra đi
Tìm kiếm "gió nam"
-
-
Rộng đồng thì gió thổi luôn
-
Cô kia xách giỏ đi đâu
-
Trời mưa trời gió
Trời mưa trời gió
Vác đó đi đơm
Trở về ăn cơm
Trở ra mất đó
Kể từ ngày thương đó, đó ơi
Ðó chưa thưa được một lời cho đây ngheDị bản
-
Cây cao cả gió khó trèo
-
Bắt lợn tóm giò, bắt bò tóm mũi
Bắt lợn tóm giò
Bắt bò tóm mũi -
Trời mưa trời gió
-
Tiếc công đan giỏ bỏ cà
-
Đêm khuya lặng gió thanh trời
Đêm khuya lặng gió thanh trời
Khuyên chàng bớt ngủ, nghe lời em than -
Ông mất chân giò, bà thò chai rượu
Ông mất chân giò,
Bà thò chai rượu -
Có trầu thì giở trầu ra
Có trầu thì giở trầu ra
Trước là đãi bạn, sau ta với mình -
Dầu mưa dầu gió mặc dầu
-
Lòng anh như gió giữa đàng
-
Tai bay vạ gió
Tai bay vạ gió
-
Thôi đừng cười gió cợt trăng
-
Những là thương gió nhớ mây
-
Ai lên đón gió hỏi mây,
– Ai lên đón gió hỏi mây,
Có khuôn đúc trẻ cho đây mượn cùng?
– Anh kia ăn nói lạ lùng,
Khuôn ai nấy đúc, mượn cùng ai cho. -
Mở lời chào gió, chào trăng
– Mở lời chào gió, chào trăng
Chào quanh Núi Chúa, chào băng Sông Trà
Mở lời chào chị em ta
Bên hữu đàn bà bên tả đàn ông
Mở lời chào gái nữ công
Chào trai tiết hạnh giữa đám đông hội này
– Khoan khoan bớ bạn khoan chào
Lại đây ta hỏi người nào biết ta
Từ khi cha mẹ sinh ra
Tự lớn chí nhỏ, bạn ta mấy lần
Xưng rằng bạn cựu bạn tân
Lại đây ta hỏi mới giao lân kết nguyền -
Người ta lái gió bạt mây
Người ta lái gió bạt mây
Anh thì lái bát cơm đầy vào hang -
Chồng có phép giơ bụng ra ngoài
Chú thích
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Bĩ cực thái lai
- Vận bĩ cùng cực thì vận thái đến. Bĩ và thái là tên hai quẻ trong Kinh Dịch. Quẻ bĩ tượng trưng cho sự bế tắc; quẻ thái tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi. Theo quan niệm xưa, mọi vật thường biến đổi, cái này cùng cực rồi sẽ chuyển sang cái khác, như bĩ cùng cực thì sẽ chuyển sang thái, tức là bế tắc cực độ rồi sẽ hanh thông, khốn cùng cực độ rồi sẽ thanh nhàn.
Mới hay cơ tạo xoay vần,
Có khi bĩ cực đến tuần thái lai.
(Đại Nam Quốc sử diễn ca)
-
- Vó
- Dụng cụ đánh bắt tôm cá, gồm có một lưới, bốn góc mắc vào bốn đầu gọng để kéo.
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Cá bẹ
- Còn gọi cá cháy, một loại cá thường gặp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tại các vùng nước biển ven bờ hoặc nước sông đục có dòng chảy mạnh. Cá bẹ có thân hình thon dẹt, đỉnh đầu trơn không có vân, toàn thân phủ vảy to, lưng có màu xanh lá cây. Thịt cá bẹ ngon nhưng có nhiều xương nhỏ và dài.
Ở vùng biển Bắc Bộ cũng có một loài cá bẹ, còn gọi là cá đé, thịt ngon thuộc hàng "tứ quý" (chim, thu, nhụ, đé).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xích thằng
- Sợi chỉ đỏ, dùng để chỉ duyên vợ chồng, gắn với điển tích về Nguyệt lão.
Cạn lời, khách mới thưa rằng,
Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao
(Truyện Kiều)
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Ba đông
- Ba mùa đông, tức ba năm.
-
- Bà Nà - Núi Chúa
- Một dãy núi nằm ở phía tây thành phố Đà Nẵng hiện nay. Đây là dãy núi cổ, tuổi trên 400 triệu năm, nhờ những khối đá hoa cương và thạch anh bền vững nên chóp núi còn khá cao (1.487m so với mặt nước biển). Hiện nay Bà Nà - Núi Chúa là điểm đến du lịch nổi tiếng của cả miền Trung.
-
- Trà Khúc
- Tên con sông lớn nhất chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc và núi Thiên Ấn là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi, còn gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Giao lân
- Đi lại (giao) với hàng xóm láng giềng (lân).
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.