Phất phơ ngọn cỏ gió lùa
Thấy em cười gượng anh chua xót lòng
Tìm kiếm "Chuối"
-
-
Áo không khô vì chưng áo ướt
-
Bồ cu mà đỗ nóc nhà
-
Chờ anh đã mãn tháng tư
– Chờ anh đã mãn tháng tư
Anh không bước tới, em ừ nơi xa
Mời anh mười sáu qua nhà
Ăn trầu uống rượu nơi xa em kết nguyền
– Phải chi em nói tận từ
Thì anh bước tới tháng tư đã rồi
Vì em ăn nói lôi thôi
Nơi xa họ bước tới đã rồi còn đâu
– Mời anh mười sáu qua nhà?
Mất lòng anh chịu, qua nhà thì không
Anh nguyện cùng em nước mắt chảy bằng sông
Buổi tiền duyên không đặng vợ chồng thì thôi -
Tay anh cầm chai rượu buồng cau
Tay anh cầm chai rượu buồng cau
Đi ngả đàng sau, thầy mẹ chê khó
Đi đàng cửa ngõ, chú bác chê nghèo
Nhằm chừng duyên nợ cheo leọ
Sóng to thuyền nặng không biết chống chèo có qua khôngDị bản
-
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
-
Tới đây mướp lại gặp dưa
-
Đôi ta tuổi lứa đang vừa
Đôi ta tuổi lứa đang vừa
Trách cho cha mẹ kén lừa nơi mô -
Khăn đào vắt ngọn cành mơ
-
Họ giàu họ nghinh hôn giá thú
-
Mồ cha con bướm trắng, đẻ mẹ con ong xanh
Mồ cha con bướm trắng, đẻ mẹ con ong xanh
Khen ai uốn lưỡi cho ranh nói càn
Mồ cha con bướm trắng, đẻ mẹ con ong vàng
Khen ai uốn lưỡi cho nàng nói chua -
Ôm đờn mà gảy năm cung
-
-
Chó chui gầm chạn
-
Xe mui chiếu thả xanh quanh
-
Chén son tôi để giữa trời
-
Chuồn chuồn mắc bẫy nhện giương
-
Áo cưới chưa hết nếp tà
-
Ba má em không tham nơi nồi đồng thịt xắt
Ba má em không tham nơi nồi đồng thịt xắt
Mà chịu nơi cơm hẩm, nồi đất, muối rang
Một mai có thất cơ lỡ vận, thì thế gian khỏi chê cườiDị bản
-
Đừng ham nhà ngói cao nền
Đừng ham nhà ngói cao nền
Lăn thân vô đó biết bền hay không?
Chú thích
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Nói
- Hỏi cưới (phương ngữ).
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Tận từ
- Hết lời (từ Hán Việt).
-
- Tiền
- Trước (từ Hán Việt).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Dưa chuột
- Một giống dưa cho quả vỏ xanh, có nhiều nước, ăn rất mát. Dưa chuột còn là một vị thuốc dân gian, có tác dụng giảm đau, giảm rát họng, làm đẹp da. Ở miền Nam, giống dưa này được gọi là dưa leo.
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Nghinh hôn
- Cũng nói là nghênh hôn, nghĩa là đón dâu. Đây là một lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
-
- Giá thú
- Giá là lấy chồng, thú là lấy vợ. Giá thú vì thế chỉ việc cưới hỏi nói chung.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngũ cung
- Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.
-
- Dùn
- Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Chạn
- Còn gọi cái tủ bếp, gác-măng-rê (âm tiếng Pháp garde à manger), đồ dùng đựng bát đĩa sạch hoặc cất thức ăn, trước làm bằng gỗ hoặc tre, nay bằng inox, gồm nhiều ngăn, các mặt thường có song thưa hoặc lưới sắt. Có khi người ta để bốn chân chạn lên bốn cái bát có chứa nước để chống kiến.
-
- Chó chui gầm chạn
- Thân phận hèn kém khi phải nhờ cậy người khác.
-
- Xanh quanh
- Có thể là cách đọc trại đi của loanh quanh hay xung quanh.
-
- Chợ Bà Chiểu
- Tên một cái chợ khá nổi tiếng nằm ở khu vực trung tâm quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
-
- Chòi
- Với lên cao.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Thất cơ lỡ vận
- Lâm vào cảnh rủi ro, bị mất mát, thua thiệt lớn.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Trắc
- Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...