Eo lưng thắt đáy cổ bồng,
Ngày ngày hầu hạ cửa ông hết lòng.
Ông thương, ông ẵm, ông bồng,
Làm tôi ướt đáy, tại ông chăng là?
Tìm kiếm "ngày khắc"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chẳng cần bằng cấp cần tiền
Chẳng cần bằng cấp cần tiền
Có cái lồn đẹp chức liền trao ngay -
Thái Bình có chú Phạm Tuân
Dị bản
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Bay vào vũ trũ một tuần về ngay
-
Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò
-
Ai ơi chớ lấy học trò
Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
Ngày thời cắp sách đi rong
Tối về lại giữ đèn chong một mìnhDị bản
Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no đo giường
-
Trăm năm đôi chữ tình duyên
Trăm năm đôi chữ tình duyên
Lấy lời vàng đá mà nguyền non sâu
Ngày thăm thẳm nhớ non sâu
Đêm khuya vò võ dạ sầu đăm đăm
Tiếc về đôi chữ tình thâm
Cho nên bối rối ruột tằm chẳng khuây
Tình thâm kẻ đấy người đây
Đã xe chỉ thắm còn lay cành sầu
Biết nhau xin nhớ lời nhau
Chơi hoa phải giữ lấy màu cho hoa. -
Chợ Bưởi một tháng sáu phiên
-
Tôi đi khắp bốn phương trời
-
Con ăn con ngủ cho no
-
Bởi anh chăm việc canh nông
Bởi anh chăm việc canh nông
Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài
Ngày mùa tưới đậu trồng khoai
Ngày ba tháng tám mới ngồi mà ăn -
Canh bầu dễ nấu, khó nêm
-
Má ơi, con má luông tuồng
-
Con trâu có một hàm răng
Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Ngày thường mày ở với tao
Đến khi mày yếu thì tao tuyệt tình
Thịt mày nấu cháo nuôi binh
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Cán dao, cán mác, lược thưa, lược dày…Dị bản
Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Thời sống mày đã thương tao
Bây giờ mày chết cầm dao xẻ mày
Thịt mày tao nấu linh đình
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Làm dao, cán mác, lược dày, lược thưa…
-
Bằng hột mít
-
Rồng giao đầu, phượng lại giao đuôi
-
Canh nông, sớm tối ngoài đồng
Canh nông, sớm tối ngoài đồng
Suốt ngày cặm cụi, chổng mông lên trời
Bữa ăn như bữa vét nồi
Đói cào đói rã, mồ hôi ướt đầm
Sống gì sống tối sống tăm
Khổ ngày khổ tháng khổ năm khổ đời
Bắc thang lên hỏi Phật Trời
Cớ sao lại để kiếp người đắng cay -
Đèn nào cao bằng đèn Ba Vát
Đèn nào cao bằng đèn Ba Vát
Gái nào bạc bằng gái chợ Giồng
Ngày em làm lễ tơ hồng
Là ngày em bẻ gãy chữ đồng với anhDị bản
-
Lấy anh không đói, chẳng no
Lấy anh không đói, chẳng no
Bảy ngày một bữa, kéo giò chẳng lên -
Nguồn cơn tôi biết thế này
-
Tây bang, đi lính mộ khó về
Chú thích
-
- Ống nhổ
- Đồ đựng lòng sâu, miệng loe, dùng để chứa các chất thải nhổ ra (như khi ăn trầu).
-
- Thái Bình
- Địa danh nay là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km. Phần đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay trước đây thuộc về trấn Sơn Nam. Tới năm Thành Thái thứ hai (1890) tỉnh Thái Bình được thành lập. Tỉnh có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Đồng Châu, cồn Vành, chùa Keo... Các ngành nghề truyền thống như chạm bạc, làm chiếu ở đây cũng khá phát triển. Ngoài ra, Thái Bình còn được mệnh danh là Quê Lúa.
-
- Chợ Bưởi
- Ngôi chợ thuộc làng Bưởi, thuộc Thăng Long - Hà Nội. Chợ nằm ở Ngã ba Lạc Long Quân – Thụy Khê ngày nay, là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Bưởi như lĩnh của Yên Thái, Bái Ân, giấy của Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, dụng cụ sản xuất nông nghiệp của Xuân La, Xuân Đỉnh. Nơi đây cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây, con giống đến bán, nên người Pháp trước đây cũng gọi là chợ Làng Lợn.
Vào thời nhà Lý, khu vực này sử dụng làm pháp trường, tử tội bị chém đầu và vùi thây tại đây. Người ta đồn rằng, vào phiên chợ Bưởi cuối năm các hồn ma từ âm phủ hiện về trà trộn với người trần đi sắm hàng Tết, do đó phiên chợ này từng được gọi là phiên chợ Ma Phường.
-
- Me xừ
- Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
-
- Lẫy
- Động tác lật người từ nằm ngửa sang nằm sấp của em bé.
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Loang toàng
- Như luông tuồng. Lung tung, bừa bãi, không biết giữ gìn.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Ô danh
- Tiếng xấu (từ Hán Việt).
-
- Mác
- Một loại vũ khí cổ, có lưỡi dài và sắc, cán dài, có thể dùng để chém xa.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Ba Vát
- Còn gọi Ba Việt, địa danh gốc Khmer (Pears Watt, nghĩa là là chùa Phật). Vào thế kỷ XVIII, nơi đây là huyện lỵ của huyện Tân An - một trung tâm kinh tế khá phồn thịnh thời bấy giờ. Hiện nay Ba Vát là một thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Do cách phát âm của người Nam Bộ, một số tài liệu địa danh này cũng được ghi thành Ba Giác.
-
- Chợ Giồng
- Một địa danh hiện thuộc thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Tại đây có một đặc sản nổi tiếng là bánh giá Chợ Giồng.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Giồng
- Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
-
- Lễ tơ hồng
- Cũng gọi là lễ Nguyệt Lão (xem thêm chú thích Nguyệt Lão), một nghi lễ trong đám cưới người Việt. Cô dâu và chú rể cùng quỳ trước bàn thờ (gọi là bàn thờ tơ hồng), nghe đọc một bài văn tế có nội dung ghi ơn Nguyệt Lão đã se duyên cho hai người.
-
- Đình trung
- Giữa (sân) đình.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Bang
- Nước, quốc gia (từ Hán Việt).
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.