Tìm kiếm "ngày khắc"
-
-
Ai làm thượng hạ bất thông
-
Gà nhà đá gà tây
-
Ai thương ai ghét mặc tình
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ước gì em hóa ra trâu
-
Xa nhau lắm lắm mình ơi
Xa nhau lắm lắm mình ơi
Có gần thì sẽ sang chơi vài ngày -
Nhân dân thì chẳng cần lo
-
Xây thành đắp lũy trên non
-
Nhà còn một cụm thung huyên
-
Có ai về đất Mỹ Xương
-
Nhún mình để ở với đời
Nhún mình để ở với đời
Nếu hay hiếu thắng gặp người chống ngay -
Nhìn ra sậy xám, lau vàng
-
Người khôn thì lại chóng già
Người khôn thì lại chóng già
Người dại luẩn quẩn vào ra tối ngày -
Liếc dọc thằng trọc rụng rời
-
Cái gì tròn vo tròn vỏ
-
Đời ông cho chí đời cha
-
Anh giai Ngõ Trạm phải hèn
-
Phụng hoàng đầu đỏ mỏ xanh
-
Có vòi không phải con voi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh H có cái cán dao
Anh H có cái cán dao
Em mô ưng ý bỏ vào vừa ngay
Chú thích
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Thượng hạ bất thông
- Trên dưới không được thông suốt (với nhau).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bí.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
-
- Mặc tình
- Tùy ý.
-
- Chạc
- Dây bện bằng lạt tre, lạt nứa, ngắn và nhỏ hơn dây thừng.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Bo bo
- Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Thung huyên
- Cây thung và cỏ huyên, tượng trưng cho cha mẹ. Xem thêm Nhà thung và Huyên đường.
-
- Tuyền
- Toàn.
-
- Mỹ Xương
- Địa danh nay thuộc xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Lau
- Loại cây họ sậy, thân ống xốp, mọc nhiều ở các vùng đồi núi. Lau có lau có màu xám bạc, mọc nhiều thành thảm rất đặc trưng, nên cũng thường gọi là cây bông lau. Hoa lau có thể được thu hoạch để làm gối, đệm.
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nài
- Người trông nom và điều khiển voi, ngựa.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Núi Xước
- Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.
-
- Ngõ Trạm
- Tên một con đường ngắn thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguyên Ngõ Trạm ngày xưa là phố Hà Trung bây giờ (trước gọi Ngõ Trạm cũ hay Ngõ Trạm chính), phố bây giờ mới mở từ thời Pháp thuộc (ngày trước gọi Ngõ Trạm mới). Về tên gọi Ngõ Trạm, theo Doãn Kế Thiện trong Hà Nội cũ (1943): "Ngõ ấy có một cái nhà trạm, nhận các công văn ở trong tỉnh chuyển đệ đi các nơi. Cái nhà ấy ở vào giữa phố. Chừng bốn mươi năm trước, từ phía Hàng Da đi xuống, ai qua phố ấy, thường vẫn thấy về bên tay phải, một cái nhà một tầng, chật hẹp và lụp xụp, bên ngoài che mành mành. Đó tức là nhà trạm, tới nay vì người ở đông, người ta đã thay đổi mất hẳn cái di chỉ của nhà ấy rồi."
-
- Tạm Thương
- Tên một ngõ thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thời nhà Nguyễn đây là nơi đặt một cái kho tạm để thu thóc lúa thuế của dân trước khi chuyển vào kho chính, nên mới có tên gọi Tạm Thương (kho tạm).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Lưỡi hái
- Một nông cụ có lưỡi bằng sắt sắc bén, dài và cong và có chuôi cầm bằng gỗ dài, thường dùng để phát cỏ.