Múa rìu qua mắt thợ
Tìm kiếm "mặt trời"
-
-
Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
Nhà sạch thì mát,
Bát sạch ngon cơm -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cái gì không mắt, không tai
-
Ai che con mắt bậu đi
-
Yêu nhau con mắt liếc qua
Yêu nhau con mắt liếc qua
Kẻo chúng bạn biết, kẻo cha mẹ ngờ
Gần thời chẳng bán duyên cho
Xa xôi cách mấy lần đò cũng sang -
Nhà tan nước mất ai ơi
-
Bánh gai ruột mất vỏ còn
Dị bản
Quả đào tiên ruột mất vỏ còn
Buông lời hỏi bạn đường mòn ai đi?
-
Đầu mày cuối mắt
Đầu mày cuối mắt
-
Mần thơ nước mắt nhỏ, chữ tỏ chữ lem
-
Con khôn đẹp mặt mẹ cha
Dị bản
Con khôn đẹp mặt mẹ cha
Nhược bằng con dại nhuốc nha trăm đàng
-
Chim quyên hút mật bông quỳ
-
Châu sa nước mắt ròng ròng
-
Lên xe nước mắt lưng tròng
Lên xe nước mắt lưng tròng
Để xem em bậu đem lòng thương ai -
Từ khi gặp mặt giữa đàng
-
Ra đồng gió mát thảnh thơi
Ra đồng gió mát thảnh thơi
Thương người nằm võng nắng nôi ở nhà -
Soi gương còn mặt mũi nào
Soi gương còn mặt mũi nào
Đã rỗ lại xấu soi vào sao đang -
Mấy lâu vắng mặt Châu Trần
-
Chó béo đẹp mặt chủ nhà
-
Đêm qua hóng mát ngoài hiên
Đêm qua hóng mát ngoài hiên
Thấy em qua ngõ, anh liền chạy ra
Cầm tay em trắng như ngà
Anh hỏi em chuyện: mẹ già ưng chưa? -
Yêu nhau con mắt liếc qua
Yêu nhau con mắt liếc qua
Xin đừng đằm thắm người ta nghi tình
Yêu nhau ta sẽ làm thinh
Bao giờ vắng vẻ một mình sẽ hay
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đồng bạc
- Tiền kim loại đúc bằng bạc, tỉ lệ pha chế là 90% bạc, nặng 27 gam, do Pháp cho lưu hành ở Đông Dương trước đây. Sau này, khi tái chiếm Đông Dương, Pháp cho đúc lọai tiền một đồng của Ngân hàng Đông dương, bằng hợp kim nhiều kền (nickel), quanh rìa có khía răng cưa nhỏ, to hơn và nặng hơn đồng tiền cũ.
-
- Đồng chì
- Tiền kim loại mệnh giá một xu do Pháp lưu hành ở Đông Dương khoảng năm 1936-1940, đúc bằng hợp kim có màu đen xám, mỏng, đường kính bằng một lóng tay, có lỗ tròn ở giữa.
-
- Cu li
- Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
-
- Bánh ít lá gai
- Gọi tắt là bánh gai, một loại bánh ít đặc sản của miền Trung. Bánh làm từ lá gai quết nhuyễn với bột dẻo, tạo cho lớp áo ngoài của bánh có màu xanh đen đặc trưng. Nhưn (nhân) bánh thường là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm; đôi khi người ta cũng làm nhân bánh từ tôm xào với thịt, tạo ra món bánh ít mặn.
-
- Mần thơ
- Viết thư (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phòng đào
- Cũng gọi là buồng đào (từ cũ trong văn chương). Chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
Buồng đào khuya sớm thảnh thơi
Ra vào một mực nói cười như không
(Truyện Kiều)
-
- Nhuốc nha
- Nhuốc nhơ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Quỳ
- Một loại sen, cũng gọi là sen quỳ. Nhìn theo vẻ ngoài thì sen và quỳ rất giống nhau, nhưng hoa quỳ có màu đậm hơn. Lá và gai quỳ có độc tính hơn sen, gây ngứa ngáy. Búp sen cũng có dạng bầu chứ không nhọn như búp quỳ.
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Châu sa
- Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
(Truyện Kiều)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).