Ăn cam ngồi gốc cây cam,
Lấy anh về Bắc về Nam cũng về
Tìm kiếm "An Cựu"
-
-
Ăn chi cho má em hồng,
-
Ăn cơm lừa thóc, ăn cóc bỏ gan
Ăn cơm lừa thóc,
Ăn cóc bỏ gan -
Ăn dừa đằng đít, ăn mít đằng đầu
Dị bản
Ăn dứa đằng đít,
Ăn mít đằng cuống
-
Ăn cơm đúng bữa, bệnh chữa kịp thời
Ăn cơm đúng bữa
Bệnh chữa kịp thời -
Ăn được ngủ được là tiên
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ như điên như khùngDị bản
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
-
Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi
Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
-
Ăn bận anh dài vắn cho xong
Ăn bận anh dài vắn cho xong
Kiệm cần dư dả để phòng cưới em -
Ăn với chồng một bữa
Ăn với chồng một bữa
Ngủ với chồng nửa đêm -
Ăn rồi cắp đít đi chơi
Ăn rồi cắp đít đi chơi
Hễ mó đến việc, mong trời đổ mưa -
Ăn rồi dắt vợ lên rừng
Ăn rồi dắt vợ lên rừng
Bẻ roi đánh vợ bảo đừng theo trai -
Ăn thì ăn trước ngồi trên
Ăn thì ăn trước ngồi trên
Đến chừng đánh giặc thì rên hừ hừ -
Ăn ớt rủi cay, hít hà chịu vậy
Ăn ớt rủi cay, hít hà chịu vậy
Chớ nhăn mặt nhăn mày, họ thấy cười chê -
Ăn lắm hay no, cho lắm hay phiền
Ăn lắm hay no
Cho lắm hay phiền -
Ăn cơm mới nói chuyện cũ
Ăn cơm mới nói chuyện cũ
-
Ăn cho đều kêu cho khắp
Ăn cho đều kêu cho khắp
Dị bản
Ăn cho đều, kêu cho sòng
-
Ăn trầu thì phải có vôi
Ăn trầu thì phải có vôi
Cúng rằm thì phải có xôi có chè -
Ăn trầu mà có vỏ chay
-
Ăn đằng bụng, ỉa đằng lưng
-
Ăn Bắc, mặc Kinh
Dị bản
Ăn Bắc, mặc Nam
Chú thích
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Dừ
- Giờ, bây giờ. Còn đọc là giừ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Dừa
- Loài cây lớn có thân hình trụ thẳng đứng, có thể cao 15 - 20m. Lá dài có khi tới 5m, có một gân chính to. Cây có hoa và quả quanh năm. Dừa được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới vùng Thái Bình Dương. Ở nước ta, dừa có nhiều ở Bến Tre và Bình Định.
Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể sử dụng được. Phần cùi (cơm) dừa ăn được ở dạng tươi hay sấy khô. Nước dừa dùng làm nước giải khát hoặc chế biến thực phẩm. Sọ dừa làm hàng mỹ nghệ. Thân dừa làm thìa, đũa, v.v...
-
- Mít
- Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...
-
- Chay
- Một loại cây to cùng họ với mít, được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi miền Trung. Quả chay có múi, khi chín có màu vàng ươm, ruột màu đỏ, vị chua, có thể ăn tươi hoặc dùng kho với cá, cua. Vỏ hoặc rễ cây dùng để ăn trầu hoặc làm thuốc nhuộm.
-
- Bào
- Đồ dùng nghề mộc, gồm hai lưỡi thép đặt trong khối gỗ, hai bên có tay cầm, dùng để làm nhẵn mặt gỗ. Động tác sử dụng bào cũng gọi là bào. Những việc đau lòng cũng được ví von là xót như bào, ruột xót gan bào...
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Thăng Long
- Tên cũ của Hà Nội từ năm 1010 - 1788. Tương truyền Lý Thái Tổ khi rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên mới gọi kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Ngày nay, tên Thăng Long vẫn được dùng nhiều trong văn chương và là niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.