Ăn cỗ đi trước
Lội nước đi sau
Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau
Dị bản
Ăn cỗ đi trước
Lội nước theo sau
Ăn cỗ đi trước
Lội nước đi sau
Ăn cỗ đi trước
Lội nước theo sau
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Ăn sao cho được mà mời
Thương sao cho được vợ người mà thương
Ăn sao cho được của người
Thương sao cho được vợ người mà thương
Ăn cơm chúa, múa tối ngày
Ăn một bữa một heo
Không bằng ngọn gió ngoài đèo thổi vô
Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng
Ăn trầu phải mở trầu ra
Phòng có thuốc độc hay là mặn vôi
Ăn của rừng rưng rưng nước mắt
Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt
Ăn chẳng có, khó đến mình
Hòn Ông Bình nằm phía tây thôn Thượng Giang. Tuy cao chỉ có 793 thước, song trông rất kì vĩ và có vẻ bí hiểm. Cây cối sầm uất, ngó mịt mờ thăm thẳm như không có đường lưu thông. Nhưng sự thật thì có nhiều đường lối ra vào. Nơi triền phía Bắc, có đường đèo đi từ Đồng Hào ở ngả Đông, lên Trạm Gò. Cửu An ở ngả Tây. Đèo này gọi là Đèo Vạn Tuế, tuy ngắn song dốc và đá mọc lởm chởm nên rất khó đi. Ở triên phía Nam có con đường mòn chạy theo hướng Đông Nam để đến đèo An Khê.
Bến Trường Thi cũng chính là bến My Lăng trong bài thơ cùng tên nổi tiếng của nhà thơ Yến Lan:
Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng!
Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.