Mẹ chồng nàng dâu
Chủ nhà, người ở yêu nhau bao giờ
Tìm kiếm "bao lâu"
-
-
Khăn đào vắt ngọn cành mơ
-
Khuyên em chớ ngại nắng mưa
Khuyên em chớ ngại nắng mưa
Của chồng công vợ, bao giờ quên nhau -
Thuyền ai đỗ bến đợi chờ
-
Nhà ta ba bốn chị em
Nhà ta ba bốn chị em
Mẹ ta còn thèm một chút rể xa
Ta về ta bảo mẹ ta
Rể gần cho ruộng, rể xa cho tiền -
Lòng anh còn đợi còn chờ
Lòng anh còn đợi còn chờ,
Sao em dứt nghĩa bao giờ không hay. -
Sông kia nước đục lờ lờ
-
Đầu làng có con chim xanh
Đầu làng có con chim xanh
Ăn no tắm mát đậu cành dâu gia
Đường về bên ấy bao xa
Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người mười tám đôi mươi
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình
Ai xinh thì mặc ai xinh
Ông Tơ chỉ quyết xe mình với taDị bản
Đầu làng có con chim xanh
Ăn no tắm mát đậu cành dâu gia
Anh thương cô mình tha thiết, thiết tha
Cành cao cao bổng, cành la, la đà
-
Trên trời có một ông sao
-
Trông lên cửu bệ trùng trùng
-
Thương thay chín chữ cù lao
-
Ở đây sơn thủy hữu tình
Ở đây sơn thủy hữu tình
Có thuyền có bến có mình có ta
Ở đây sơn thủy bao la
Có thuyền có bến có ta có mình -
Em chớ thấy anh bé mà sầu
Em chớ thấy anh bé mà sầu,
Kìa con ong nó bao nhiêu tuổi,
Nó châm bầu, bầu thui! -
Em về thưa với mẹ cha
-
Áo anh khô không phải mưa sao ướt
-
Ơ này anh chị em ơi
Ớ này anh chị em ơi
Lúa đồng ta đã đôi nơi phơi màu
Mùa này ta hãy bảo nhau
Tập đoàn ta gặt cho mau mới là
Thằng Tây định phá lúa ta
Về đây du kích không tha lũ mày -
Đàn bà xương má nổi cao
Đàn bà xương má nổi cao
Buồn chồng, phòng vắng biết bao nhiêu lần -
Đàn ông chẳng xứng chút nào
Đàn ông chẳng xứng chút nào,
Vợ kia vợ nọ biết bao cho vừa -
Rừng Sơn Trà cây cao bát ngát
-
Thế gian chuộng của, chuộng công
Chú thích
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Dãi
- Phơi ra giữa trời, chịu tác động của những biến đổi thời tiết.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Tang bồng
- Cung bằng gỗ dâu (tang) và tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sinh con trai, quan coi việc bắn sẽ lấy cung bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, một phát xuống đất, ngụ ý rằng người làm trai chí ở bốn phương, tung hoành trời đất, giúp nước giúp đời. Chí làm trai vì thế gọi là chí tang bồng.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Nhị
- Hai (từ Hán Việt).
-
- Cửa Nam
- Một con phố của Hà Nội xưa, nay vẫn giữ tên cũ, đi từ phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Có tên gọi như thế là do phố ở gần cửa Đông Nam của thành Thăng Long thời nhà Nguyễn.
-
- Cửu bệ
- Chín bệ, ý nói ngôi vua.
-
- Cùng đinh
- Người đàn ông thuộc tầng lớp nghèo khổ nhất ở nông thôn.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Tam niên nhũ bộ
- Ba năm đầu đời của đứa trẻ được mẹ cho bú sữa (nhũ), mớm cơm (bộ).
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Chợ Phù Ly
- Chợ thuộc thôn Phù Ly, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Chợ Gồm
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Sơn Trà
- Tên một bán đảo nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là tên một ngọn núi thuộc khu vực này.
-
- Sông Hàn
- Tức Hàn Giang, một con sông nằm ở thành phố Đà Nẵng và cùng với Ngũ Hành Sơn được xem là biểu tượng của thành phố này. Sông bắt đầu từ ngã ba sông giữa quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà.
-
- Người không
- Người lười biếng, ăn không ngồi rồi.