Hùm chết để da, người ta chết để tiếng
Hùm chết để da, người ta chết để tiếng
Dị bản
Báo chết để da, người ta chết để tiếng
Hùm chết để da, người ta chết để tiếng
Báo chết để da, người ta chết để tiếng
Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi
Sông sâu biết bắc mấy cầu
Khi thương thì anh thương vội
Khi sầu anh để lại cho em
Tiền trao, cháo múc
Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau
Cheo leo núi đá xây thành
Đầu non mây trải, chen cành suối tuôn
Biển khơi, nước chẳng quên nguồn
Gành xa sóng vỗ tiếng luồn trong hoa
Gái trai cất giọng đêm hè
Tình ta trăng gió nghiêng về nước non
Sông sâu nước chảy đá mòn
Lòng ta sau trước sắt son không rời
Sống mỗi người một nết,
Chết mỗi người một tật
Chết vinh còn hơn sống nhục
Chết trong còn hơn sống đục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
Chim buồn tình chim bay về núi
Cá buồn tình cá lủi xuống sông
Anh buồn tình anh dạo chốn non bồng
Dạo miền sơn cước, xuống chốn ruộng đồng mới gặp em
Chim buồn chim bay về núi
Cá buồn cá chúi xuống sông
Người buồn ra ngõ đứng trông
Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người
Con chim buồn, con chim bay về cội
Con cá buồn, con cá lội trong sông
Em buồn, em đứng em trông
Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người
Chim buồn chim bay về núi
Cá buồn cá chúi xuống sông
Anh buồn thơ thẩn mé sông
Chờ khi thấy em, anh trong lòng mới vui
Các từ ngữ bể dâu, bãi bể nương dâu, dâu biển (biển dâu) đều chỉ sự biến đổi, thăng trầm của cuộc đời.
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Truyện Kiều)
Lý Nhân là nơi giàu truyền thống văn hóa - lịch sử. Trống đồng Ngọc Lũ - chiếc trồng đồng còn nguyên vẹn và có giá trị nhất nước ta - được tìm thấy ở đây.
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.