Trống làng điểm một tiếng tòng
Chồng em to bụng có buồn lòng không em?
– Trống làng điểm một tiếng tòng
Chồng em to bụng chán lòng em ăn
Tìm kiếm "chăn chiếu"
-
-
Trêu ong, ong đút
-
Tiếc thay trong giá trắng ngần
-
Trồng đậu trồng cà
Trồng đậu trồng cà
Hoe hoe hoa khế
Khế ngọt khế chua
Cột đình cột chùa
Hai tay ôm cột
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cành đa cành nhãn
Có chân thì rụt -
Cưới nàng anh toan dẫn voi
Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẫn trâu sợ họ máu hàn
Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng
Chàng dẫn thế em lấy làm sang
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà
Bao nhiêu củ rím, củ hà
Để cho con lợn, con gà nó ăn… -
Đêm đêm khêu ngọn đèn loan
-
Làng Mui thì bán củi đồng
-
Nhạn lạc bầy, nhạn kêu khắc khoải
-
Tháng ba tháng tám đi đâu
-
Bốn bề thành lũy thấp cao
-
Tháng bảy ông thị đỏ da
-
Hai người xưa ở hai non
-
Vè ở mướn
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè ở mướn
Muốn cho sung sướng
Sanh tật quáng gà
Đi thì đầu ngả tới ngả lui
Thân tôi ăn cơm muối mặn
Ăn rồi uống hai tô chẵn chọt
Đầu đội nón chút
Vai vác cuốc cùn
Mần giùm mong cho mau tối
Tối về ăn ba hột cơm
Đầu hôm còn lao xao
Khuya lại vắng hoe
Chủ kêu làm bộ không nghe
Ngủ thêm chút nữa -
Đầu làng cây duối
-
Ðưa tay hốt nắm dăm bào
-
Chợ Đồn bán đắt cau khô
Chợ Đồn bán đắt cau khô
Một đoàn vợ lính trẩy vô thăm chồng
Gặp trộ mưa giông
Đường trơn gánh nặng
Mặt trời đã lặn
Đèo Ngang chưa trèo
Gặp hòn đá cheo leo
Chân trèo chân trợt
Hỏi o bán nước
Hỏi chú chăn trâu
Ba Đồn quân lính đóng đâu?Dị bản
Ba Đồn là đất Châu Ô
Một đoàn con gái chạy vô thăm chồng
Gặp trộ mưa giông
Đường trơn gánh nặng
Mặt trời đã lặn
Đèo Ngang chưa trèo
Gặp hòn đá cheo leo
Chân trèo chân trợt
Hỏi o bán nước
Hỏi chú chăn trâu
Ba Đồn quân lính đóng đâu?Ới yêng ơi, mưa từ trong Quảng mưa ra
Thân tôi là gái phải qua tầm chồng
Đôi hàng nước mắt ròng ròng
Bên vai còn mang khăn gói
Mặt trời đã tối
Kêu bến đò ngang hắn nỏ chèo
Hòn đá cheo leo
Thiếp tôi trèo mần răng cho đặng
Tôi hỏi thăm chú chăn trâu cùng o gánh nác
Đường tới Nam Định, thành Bắc nơi mô?
-
Cọp dữ Mông Dương, nước độc Hà Tu
-
Truyện Kiều em đã kể làu
– Truyện Kiều em đã kể làu
Đố em kể được một câu ba càng
Kể sao cho được rõ ràng
Mảnh hương với lại phím đàn trao tay
Bấy lâu mới được một ngày
Dừng chân anh đố niềm tây gọi là
Nhân tình trong đạo chúng ta
Yêu nhau mới đố một và câu chơi
Em khôn anh mới thử lời
Em mà giảng được là người tài hoa
– Lạ gì đôi lứa chúng ta
Anh đố em giảng mới là mưu sâu
Rút trâm sẵn giắt mái đầu
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra
Lại càng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn đứt nối châu sa ngắn dài
Em nay phận gái nữ hài
Anh đố em giảng một bài đã xong
Xin anh đừng có đèo bòng
Vui gì thế sự mà mong nhân tình
Anh đố em mà làm thinh
Thì anh lại bảo gái trinh không tài
Bây giờ em đố một bài
Anh mà giảng được dây hài xin trao
Truyền Kiều kể lại tiêu hao
Một câu anh kể làm sao hết Kiều
– Em đố anh lại giảng ra
Anh giảng chẳng được người ta chê cười
Dây hài của đáng mấy mươi
Bây giờ anh giảng em thời đem ra
Trăm năm trong cõi người ta
Mua vui cũng được một vài trống canh -
Cơm hai bát, bát ăn bát để
-
Thôi thôi đã lỡ ra rồi
Chú thích
-
- Đút
- Đốt (phương ngữ).
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Mấn
- Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Phận bồ
- Phận bồ liễu, chỉ thân phận người con gái.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Quốc cấm
- Bị pháp luật cấm.
-
- Máu hàn
- Cơ thể ở tạng lạnh, với những biểu hiện như: sợ rét, chân tay lạnh...
-
- Phá ngang
- Cố ý làm ảnh hưởng, làm hỏng công việc đang làm của người khác.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Khoai hà
- Khoai bị bệnh đốm đen, khi luộc không mềm, vị đắng không ăn được, còn gọi là khoai rím.
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Tà
- Chếch hẳn về một phía (nói về mặt trời hay mặt trăng) khi ngày hoặc đêm đã quá muộn, đã sắp hết.
-
- Yên Duyên
- Tên nôm là làng Mui, còn gọi là sở Mui, nay là thôn Yên Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tên làng bắt nguồn từ câu chuyện vua Lý Nhân Tông trong một chuyến đi kinh lý đến đất này, thấy một cô gái xinh đẹp cứ ẩn hiện trên con thuyền giữa dòng sông Hồng. Vua ở xa, cô gái cất tiếng hát, giọng ấm mà vang truyền; vua đến gần, lại không thấy cô gái đâu. Cho rằng đó là công chúa Thủy cung hiện lên, có nhân duyên với mình mà không gặp, vua bèn sức cho dân làng lập nghè thờ, gọi là Nghè Bà Chúa và ban mỹ tự cho bà là “Thần tiên mỹ nữ tự đại vương,” nhân đó đổi tên làng là An Duyên (mối tình duyên yên bình).
-
- Nam Dư
- Tên một làng nay thuộc phường Lĩnh Nam, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng này ngày xưa có lò nấu đường, làm mật.
-
- Thanh Trì
- Một địa danh trước đây thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, đến năm 1961 được sát nhập và Hà Nội. Lần lượt vào năm 2001 và 2003, một phần của Thanh Trì được cắt ra để thành lập quận Thanh Xuân và quận Hoàng Mai. Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, với nhiều ao, hồ, đầm. Tên cổ của huyện là Thanh Đàm có nghĩa là "đầm xanh," chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện, đến thế kỉ 16 do kị húy vua Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm) nên đổi thành Thanh Trì (ao xanh). Tại đây có món đặc sản rất nổi tiếng là bánh cuốn Thanh Trì.
-
- Đồng Nhân
- Tên một làng nay thuộc địa phận quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tại đây có đền Đồng Nhân, thờ Trưng Trắc – Trưng Nhị, hằng năm từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 2 âm lịch lại tổ chức lễ hội tưởng nhớ công ơn Hai Bà.
-
- Kẻ Mơ
- Tên một vùng đất rộng lớn ở phía Đông Nam thành Thăng Long xưa, bao gồm Hoàng Mai, Tương Mai, Hồng Mai (sau đổi thành Bạch Mai vì kị húy vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) và Mai Động ngày nay. Làng Hoàng Mai có rượu cúc và rượu mơ rất nổi tiếng, nên gọi là làng Mơ Rượu. Làng Mai Động lại có nghề làm đậu phụ rất ngon, gọi là Mơ Đậu. Còn ở làng Tương Mai, các nhà ven đường đều mở hàng cơm, nên có tên khác là Mơ Cơm.
-
- Sở Lờ
- Còn có tên là Sở Thượng, một phần của xã Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội ngày nay. Làng ngày xưa có nghề đánh cá, đơm lờ, vì vậy thành tên.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Đê
- Một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển để ngăn lũ lụt.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Binh nhung
- Binh 兵 (binh lính) và nhung 戎 (vũ khí, binh lính). Chỉ binh khí, quân đội, hoặc hiểu rộng ra là việc quân.
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Mít
- Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Quáng gà
- (Mắt) nhìn không rõ vào ban đêm hay trong điều kiện thiếu ánh sáng, như lúc chiều tối.
-
- Duối
- Loại cây mộc, cỡ trung bình, thân khúc khuỷu, nhiều cành chằng chịt, có mủ trắng. Lá duối ráp dùng làm giấy nhám làm nhẵn mặt gỗ. Duối được dùng làm vị thuốc và trồng trong chậu nhỏ làm cây cảnh.
-
- Dăm bào
- Vụn gỗ mỏng thải ra khi bào gỗ. Nhân dân ta thường chỉ dùng dăm bào để đốt lửa, lót chuồng, hoặc làm phân bón. Ngày nay dăm bào được mua với khối lượng lớn để xuất khẩu.
-
- Hồi công
- Một phong tục của nhân dân ta. Sau khi xong việc (dựng xong nhà, thu hoạch xong mùa lúa...) chủ nhà nấu một bữa cơm thịnh soạn, mời thợ ăn uống, coi như là tỏ lòng biết ơn công sức của thợ.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Kim Bồng
- Tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim, Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm ở hữu ngạn hạ lưu nơi sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Đây là nơi hình thành nghề thủ công nổi tiếng mang tên nghề mộc Kim Bồng. (Đọc thêm: Làng mộc Kim Bồng).
-
- Có bản chép: Cảnh đất Hàn em ở, chốn Kim Bồng anh lui.
-
- Chợ Ba Đồn
- Chợ ở Ba Đồn, thị trấn huyện lị của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người các nơi đến họp rất đông vào các ngày phiên vào các ngày mồng một và mồng sáu, các ngày hàng tháng. Chợ Ba Đồn hàng hóa phong phú và đa dạng, có đủ các thứ của vùng xuôi, vùng ngược, trong đó đặc sắc nhất có lẽ là hàng thịt bò và món thịt chó.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Trộ
- Trận (phương ngữ).
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Ba Đồn
- Một địa danh nay là thị trấn của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ba Đồn nằm sát bờ sông Gianh lịch sử - ranh giới tự nhiên thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Lúc ấy quân chúa Trịnh đóng trong ba cái đồn lớn chung quanh thị trấn Ba Đồn hiện nay: đồn Trung Thuần (Trung Ái), đồn Phan Long (Quảng Lưu) và đồn Xuân Kiều. Chợ Ba Đồn, phiên chợ nổi tiếng miền Trung cũng xuất hiện trong thời kì ấy.
-
- Châu Ô
- Tên cũ của vùng đất từ đèo Lao Bảo đến lưu vực sông Thạch Hãn, phía Nam tỉnh Quảng Trị. Châu Ô cùng với Châu Rí là vùng đất cũ của Vương quốc Chăm Pa. Năm 1306, vua Chăm Pa là Chế Mân sai sứ cầu hôn công chúa Huyền Trân, em gái vua Trần Anh Tông, và dâng hai châu Ô và Rí làm sính lễ. Vua Trần bằng lòng gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm Pa, thu nhận hai châu, rồi đổi châu Ô làm Thuận Châu, châu Rí làm Hóa Châu.
-
- Quảng Bình
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vùng hẹp nhất của nước ta từ Đông sang Tây (chỉ dài độ 50 km). Vào thế kỉ 11, Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Từ 20/9/1975 đến 1/7/1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.
Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các di tích lịch sử thời Trịnh - Nguyễn phân tranh như thành Đồng Hới, Lũy Thầy... Nơi đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp, Ngô Đình Diệm...
-
- Tầm
- Tìm (từ Hán Việt)
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Nam Định
- Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...
-
- Bắc Thành
- Địa danh chỉ một đơn vị hành chính cấp cao đầu triều Nguyễn, quản lý 11 trấn (tương đương cấp tỉnh ngày nay) ở phía bắc Việt Nam. Đơn vị này được vua Gia Long đặt ra từ năm 1802, được sử dụng cho đến năm 1831, dưới triều vua Minh Mạng thì bị bãi bỏ. Bắc Thành được chia làm 5 nội trấn và 6 ngoại trấn, tính từ khu vực Ninh Bình trở lên phía bắc. Nội trấn là các trấn đồng bằng và trong nội địa, bao gồm: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương. Ngoại trấn bao gồm các trấn miền núi và giáp với Trung Quốc: Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên.
-
- Mông Dương
- Địa danh nay là tên một phường thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đây là nơi có mỏ than Mông Dương, một trong những mỏ thang có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất từ thời Pháp thuộc.
-
- Hà Tu
- Tên cũ là Hà Sú, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có mỏ than Hà Tu, vào thời Pháp thuộc thuộc sự quản lí của công ti than Bắc Kì.
-
- Chân sâu quảng
- Chứng bệnh do chân bị vết thương mà không chữa khỏi, biến thành sâu quảng (mỗi ngày ăn sâu xuống và lan rộng thêm ra), mụn đau nhức và ngứa, chung quanh mụn be bờ cao. Về tên gọi chân sâu quảng, có người cho rằng chứng chân sâu đi kèm với bệnh sốt rét là chứng lở loét nổi tiếng khó trị, lại thường thấy ở vùng Quảng Ninh nên người ta mới gọi là chứng sâu Quảng.
-
- Truyện Kiều
- Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...
-
- Niềm tây
- Nỗi lòng, tâm sự riêng.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng, niềm tây sá nào
(Chinh Phụ Ngâm)
-
- Và
- Vài.
-
- Bài ca dao này sử dụng một số câu hoặc từ trong Truyện Kiều, ví dụ:
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa (câu 740)
Rút trâm sẵn giắt mái đầu
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra
Lại càng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn đứt nối châu sa ngắn dài (câu 99 đến câu 104)
-
- Phận nữ hài
- Phận đàn bà con gái.
Những tiếc riêng cho phận nữ hài,
Đem thân giúp nước há nhường trai.
(Cảm Vịnh Hai Bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa – Á Nam Trần Tuấn Khải)
-
- Sông Lại Giang
- Tên dòng sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Sông Lại Giang chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ.
-
- Tuần đinh
- Người giúp việc canh phòng trong làng xã dưới thời phong kiến hoặc Pháp thuộc.
-
- Biện tuần
- Một chức vụ dưới thời Pháp thuộc, chuyên lo việc biên kí, sổ sách.
-
- Hịt
- Hệt (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đề
- Móng (thường dùng cho thú vật).