Trèo lên, anh nhún, em kêu
Nhún no nhún chán, anh khều nó ra
Tìm kiếm "chăn chiếu"
-
-
Ai buồn, ai khóc thiết tha
-
Mưa từ miếu Mủi mưa ra
-
Gánh phân bón lúa ngày xuân
Gánh phân bón lúa ngày xuân
Khơi mương, thông nước, chân không bén quần. -
Sung sướng những đứa bế em
Sung sướng những đứa bế em
Miếng cứt miếng đái, chẳng thèm chi đâu
Khổ sở những đứa chăn trâu
Ngồi trên đống thịt, bảo nhau mà thèm. -
Khi xưa biển rộng sông dài
-
Mùa đông môi xám như chì
-
Chanh chua quýt ngọt đã từng
Chanh chua quýt ngọt đã từng
Còn cây khế chín trên rừng chưa ăn
Hay là thầy mẹ cấm ngăn
Không cho đôi lứa đắp chăn cùng giường?Dị bản
Cam ngon quýt ngọt đã từng
Còn quả khế rụng trên rừng chưa ăn
-
Trèo lên chót vót ngọn gòn
-
Vọng phu hoá đá chờ chồng
-
Áo cưới chưa hết nếp tà
-
Ra về vẫn nhớ Hội An
-
Anh em nào phải người xa
-
Nỗi lòng biết tỏ cùng ai
-
Sông Sài Gòn sông bao nhiêu nước
-
Buổi xuân xanh anh không ra xoắn vó
-
Dù ai nói đông nói tây
Dù ai nói đông nói tây
Thì ta cũng vững như cây giữa rừng
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Thì ta cũng vững như kiềng ba chânDị bản
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
-
Chợ phiên ngày bảy, ngày hai
-
Chẳng tham nhà ngói lung linh
-
Mệt người như trận đòn đau
Mệt người như trận đòn đau
Thân hình rũ rượi, tủi sầu riêng ta
Mắt nhìn trời đất nhoà nhoà
Chân đi lảo đảo miệng ca trữ tình
Chú thích
-
- Tui
- Tôi (khẩu ngữ).
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Miếu Mủi
- Miếu ở rừng Mủi thuộc thôn Phú Cường, xã Tam Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây xưa kia thường có các cuộc hát ghẹo trong những ngày lễ.
-
- Bến Tuần Giáo
- Gọi tắt là bến Tuần, một bến đò thuộc xã Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Hàn
- Lạnh (từ Hán Việt).
-
- Quýt
- Một loại cây thân gỗ. Quả hình cầu hơi dẹt, màu xanh, vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm, ăn có vị ngọt; hạt trắng xanh. Hoa, lá, vỏ, xơ và múi quýt cũng là những vị thuộc dân gian.
-
- Gòn
- Còn gọi là cây bông gòn, một loại cây to, vỏ màu xanh tươi, lá kép hình chân vịt, cho quả hình thoi chứa nhiều sợi bông. Khi quả chín khô và nứt ra, từng túm bông sẽ phát tán theo gió, mang theo những hạt màu đen, giúp cây nhân giống. Bông trong quả gòn được dùng để nhồi nệm, gối và làm bấc đèn.
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vọng Phu
- Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Phiên bang
- Nước của người Phiên. Người Trung Quốc xưa gọi các dân tộc sống ngoài biên cương của mình là người Phiên. Về sau chữ "Phiên" được sử dụng để chỉ nước ngoài nói chung, đặc biệt là những nước không theo văn hiến Trung Hoa.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Hai thân
- Cha mẹ (từ Hán Việt song thân).
-
- Đây là hai câu 111-112 trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm.
-
- Vọng cách
- Một loại cây mọc hoang có lá mọc đối, hình tim, mặt trên láng, mặt dưới có ít lông. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc thành chùm. Quả tròn, cỡ đầu ngón tay, khi chín có màu đen. Lá có mùi thơm, thường dùng làm rau sống, nấu canh, cuốn thịt bò nướng…
-
- Sông Sài Gòn
- Tên cũ là Bình Giang, một con sông chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Xoắn vó
- Xoắn xuýt, quấn quýt (phương ngữ Huế).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Kiềng
- Dụng cụ bằng sắt có ba chân, để đặt nồi, chảo lên khi nấu nướng.
-
- Nghĩa Hành
- Địa danh nay là huyện trung du duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Tam Bảo
- Tên một phiên chợ ở xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Chợ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa người Kinh và người Thượng thuộc các quận Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ và Sơn Hà. Đây có lẽ là phiên chợ xuất hiện lâu đời nhất tại Quảng Ngãi và còn tồn tại mãi cho đến sau này. Không rõ đích xác chợ xuất hiện lần đầu tiên vào năm nào, và nơi họp đầu tiên là ở đâu, nhưng đến đời vua Tự Đức thì chợ chính thức tọa lạc tại Kim Thành Hạ (Nghĩa Hành). Chợ họp ngày mồng hai và mồng bảy âm lịch mỗi tháng, với nhiều mặt hàng, trong đó nổi tiếng có chè bó, chè búp.
-
- Nén
- Đơn vị đo khối lượng trước đây, tương đương 378 gram. Một nén bằng mười lạng, một lạng bằng 10 đồng.