Chuông chùa lóc cóc leng keng
Cho ông sãi chùa quen niệm mô di
Mô di tâm phải mô di
Chớ mô đường này mà mị đường kia
Tìm kiếm "chùa Dâu"
-
-
Chợ chưa họp kẻ cắp đã tới
Chợ chưa họp kẻ cắp đã tới
-
Ổi chưa ăn được sao gọi ổi già
-
Trai chưa vợ hay đứng đường
Trai chưa vợ hay đứng đường
Gái chưa chồng giương mắt xem ai -
Chẳng chữa thì sống, chữa thì kèn trống ra đồng
Chẳng chữa thì sống, chữa thì kèn trống ra đồng
-
Ruộng chua mà bón phân lèn
-
Gần chùa gọi Bụt bằng anh
Gần chùa gọi Bụt bằng anh
-
Đố ai chừa được rượu tăm
-
Bốn chín chưa qua, năm ba đã tới
-
Biết qua chưa bằng làm qua, làm qua chưa bằng lầm qua
Biết qua chưa bằng làm qua
Làm qua chưa bằng lầm qua -
Giàu sang chưa mấy ai nhàn
-
Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường
-
Còn duyên chửa nói đã cười
Còn duyên chửa nói đã cười
Hết duyên gọi chín mười lời chả thưaDị bản
Vô duyên chưa nói đã cười,
Có duyên, gọi chín mười lời không thưa.
-
Ăn cơm chúa, múa tối ngày
Ăn cơm chúa, múa tối ngày
-
Phương đông chưa rạng sao mai
-
Chồng chết chưa kịp làm tuần
-
Chim khôn chưa bắt đà bay
-
Duyên kia chưa thắm đã phai
Duyên kia chưa thắm đã phai
Chưa rào đã lở trách ai bạc tình -
Chín con chưa gọi rằng chồng
-
Cây kia chưa đẵn đã đo
Chú thích
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Ổi già
- Trái ổi bị già đẹt (già điếc), cứng và chát, ăn không ngon.
-
- Lèn
- Núi đá vôi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rượu tăm
- Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
-
- Nhàn
- Có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ
-
- Tỏ
- Sáng, rõ.
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Đây là đồng hồ nước ngày xưa, đo thời gian bằng cách cho nước vào nhỏ từng giọt. Ðồng hồ là một cái hồ bằng đồng, trong đựng nước. Dưới có lỗ nhỏ để nước nhỏ từng giọt ra ngoài. Mỗi khắc đồng hồ qua thì nước trong hồ vơi đi một ít. Cũng dựa trên cách làm này, người ta sáng chế thêm là làm một quả tròn và bộng bằng đồng có xoi một lỗ nhỏ. Quả này được thả nổi trong một chậu nước. Nước chui vào quả tròn bộng này, và khi quả tròn đầy nước thì sẽ chìm xuống chậu. Khi nhìn thấy hoặc nghe tiếng kêu thì người ta vội vớt trút nước ra, rồi đặt lại trên mặt nước như cũ. Cứ mỗi lần như vậy là một giờ. Đồng hồ nước hay còn gọi là "thủy lậu" hoặc "khắc lậu".
Ðêm thu khắc lậu canh tàn
Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương
Lối mòn cỏ lợt màu sương
Hồn quê đi một bước đường một đau
(Truyện Kiều)
-
- Lễ tuần
- Một lễ trong phong tục ma chay của người Việt Nam. Lễ được tiến hành bảy ngày sau khi chôn người chết.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đẵn
- Đốn, chặt.