Tìm kiếm "tháng mười"

Chú thích

  1. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  2. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  3. Lợi
    Lại (phương ngữ Nam Bộ).
  4. Tông đồ
    Đồ phổ, gia phả của tông tộc, dòng họ (từ Hán Việt). Còn bị đọc trạnh thành tôn đồ.
  5. Thẳng ruột ngựa
    Tính tình thẳng thắn, cương trực, nói không kiêng nể. Về nguồn gốc của phương ngữ này, PGS TS Phạm Văn Tình cho rằng: Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 25-35cm. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Dư trong Ngựa và Thẳng ruột ngựa lại có một giả thuyết khác, theo đó "ngựa" là một cách chỉ gái điếm, và "Thẳng ruột ngựa" thật ra là một cách nói trào phúng, tương tự như câu "Thật thà như lái trâu."
  6. Tháng tám đâm chèo vô bụi
    Tháng tám nhiều mưa bão nên ngư dân nghỉ đi biển.
  7. Tráng sĩ
    Người đàn ông có sức lực cường tráng và chí khí mạnh mẽ.

    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn

    (Dịch thủy ca - Kinh Kha)

    Dịch thơ:
    Gió hiu hiu chừ sông Dịch lạnh ghê
    Tráng sĩ một đi chừ không bao giờ về

  8. Bài ca dao này tưởng nhớ Cao Thắng, một vị tướng xuất sắc, trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê thuộc phong trào Cần Vương.
  9. Sòng
    Phân minh và ngay thẳng.
  10. Thuốc bắc
    Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.

    Một số vị thuốc bắc

    Một số vị thuốc bắc

  11. Nhẩn
    Vị hơi đắng. Từ này là phương ngữ Trung Bộ, khi nói không phân biệt dấu hỏi và dấu ngã, nên cũng có chỗ viết thành nhẫn.
  12. Hoàng cầm
    Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...

    Xuyên hoàng cầm

    Xuyên hoàng cầm

  13. Hoàng kì
    Một loại cây, rễ sấy khô là một vị thuốc cũng tên là hoàng kì. Theo y học cổ truyền, hoàng kì có tác dụng trị ung nhọt, lở loét, bệnh gan, bệnh thận...

    Hoàng kì

    Hoàng kì

  14. Trần bì
    Vỏ quýt sấy khô, dùng làm thuốc.

    Trần bì

    Trần bì

  15. Chỉ xác
    Quả cam hoặc quýt hái lúc gần chín, phơi khô, dùng làm thuốc. Chỉ là tên cây, xác là vỏ. Vì quả chín ruột quắt chỉ còn vỏ với xơ nên gọi là chỉ xác.

    Chỉ xác

    Chỉ xác

  16. Tục ngữ Việt Nam chọn lọc của Vương Trung Hiếu giải thích: Cờ ba cuộc mới phân rõ được thua, cơm ba bát mới đủ no, thuốc ba thang mới đủ liều chữa bệnh, mới thấy rõ tác dụng.
  17. Nhung
    Sừng non của hươu nai. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn). Nhung là một vị thuốc rất bổ.

    Hươu có nhung

    Hươu có nhung

  18. Võng dù
    Ngày xưa những nhà giàu sang quyền quý mới được đi võng dù. "Võng dù" cũng dùng để chỉ cảnh vinh sang phú quý.

    Quan đi võng thời nhà Nguyễn

    Quan đi võng thời nhà Nguyễn

  19. Nghinh ngang
    Nghênh ngang.
  20. Thủng thẳng
    Thong thả (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  21. Có bản chép: ưng.
  22. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  23. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  24. Mắc thằng bố
    Bị vong hồn người chết nhập vào, trở nên lẩn thẩn, hay nói lảm nhảm một mình (theo tín ngưỡng dân gian).
  25. Cao Thắng
    (1864 – 1893) Quê xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, là trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) thuộc phong trào Cần Vương. Ông có công chế tạo súng cho nghĩa quân, gây ra tổn thất lớn cho thực dân Pháp. Tháng 11/1893, Cao Thắng hi sinh trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) khi mới 29 tuổi.
  26. In đồ: Giống như in.
  27. Có bản chép: Lấy ai tâm sự như mình.
  28. Bình Nguyên Quân
    Tên thật là Triệu Thắng, tướng quốc nước Triệu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, được phong đất Bình Nguyên nên gọi là Bình Nguyên Quân. Cũng như Mạnh Thường Quân ở Tề và Tín Lăng Quân ở Ngụy, Bình Nguyên Quân người rất hiếu khách. Trong nhà ông bao giờ cũng có thực khách đến hàng ngàn người.
  29. Lường
    Đo lường.
  30. Thưng
    Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).

    Thưng bằng đồng

    Thưng bằng đồng

  31. Tráo
    Đổi vật nọ vào vật kìa để lừa dối người ta.
  32. Đấu
    Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.