Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu
Tìm kiếm "sương sa"
-
-
Sáng ngày vác cuốc trèo non
Sáng ngày vác cuốc trèo non
Tối về mới biết mình còn sống đây -
Xưa kia ngọc ở tay ta
Xưa kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng, ngọc ra tay người
Hỡi người được ngọc đừng cười
Ngọc nơi tay người trước ở tay taDị bản
Xưa kia ngọc ở tay ta
Vì ta thiếu đức, ngọc qua tay ngườiTrước kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng ngọc sa tay người
Ai ơi được ngọc chớ cười
Tôi cầm chẳng mát mượn người cầm cho
-
Xa sông xách nước bằng chình
-
Sông kia nước đục lờ lờ
-
Đất Sài Gòn anh ở
-
Một nhà sanh được ba vua
-
Con cá dưới sông mắc câu Hàn Tín
-
Con cá dưới sông con lội con nhào
Con cá dưới sông con lội con nhào
Đường chông gai anh đừng có phụ
Chỗ sang giàu em không ham -
Anh chết ba năm sống lại một giờ
– Anh chết ba năm sống lại một giờ
Để xem người ngọc phụng thờ ra sao?
– Thờ chàng đĩa muối đĩa rau
Thờ cha kính mẹ mâm cao cỗ đầyDị bản
Anh nằm chết thử vài giờ
Để xem con vợ ruột nó phụng thờ ra sao?
-
Phải chi sông có cái cầu
Phải chi sông có cái cầu,
Em qua em giải cơn sầu cho anh -
Cá thì trắng bạch ngoài sông
-
Mong người chẳng thấy người sang
Mong người chẳng thấy người sang
Ngày ngày ra đứng cổng làng ngóng trông
Con đường xa tít bên sông
Bóng chiều đã xế mà không thấy người -
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Sông xa xa tít cho lòng em đau
Vì ai đứng tủi ngồi sầu
Vì ai chờ đợi bấy lâu mỏi mòn -
Sanh ở đất, danh ở trời
-
Anh về có nhớ em không
Anh về có nhớ em không,
Em về thơ thẩn mé sông khóc hoài.Dị bản
Em về có nhớ anh không
Anh về thơ thẩn mé sông khóc hoài.
Sầu mình nên nỗi nằm dài,
Cơm ăn không đặng, nước mắt chảy hoài không khô.
-
Cô là cô gái bên sông
-
Ngó xuống sông Hương, nước xanh như tàu lá
Ngó xuống sông Hương, nước xanh như tàu lá
Ngó về Đập Đá, phố xá nghinh ngang
Từ ngày Tây lại sứ sang
Cầu Trường Tiền khác bến, chợ Đình Ngang đổi dời
Ới em ơi, em ăn ở làm cho có đất có trời
Đừng ham duyên mới phụ lời nước nonDị bản
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cô kia cắt cỏ bên sông
-
Trời cao hơn trán, trăng sáng hơn đèn
Trời cao hơn trán, trăng sáng hơn đèn
Kèn kêu hơn quyển, biển rộng hơn sông
Anh đừng thương trước uổng công
Chờ cho thiệt vợ, thiệt chồng hãy thươngDị bản
Chú thích
-
- Tô Lịch
- Một con sông nhỏ chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
-
- Có bản chép: Nước sông Tiền vừa trong vừa mát.
-
- Chểnh mảng
- Không để tâm thường xuyên đến công việc của mình.
-
- Chình
- Cái chĩnh nhỏ, dùng để đựng gạo hoặc mắm (phương ngữ).
-
- Gẫm
- Ngẫm, suy nghĩ.
-
- Tang bồng
- Cung bằng gỗ dâu (tang) và tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sinh con trai, quan coi việc bắn sẽ lấy cung bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, một phát xuống đất, ngụ ý rằng người làm trai chí ở bốn phương, tung hoành trời đất, giúp nước giúp đời. Chí làm trai vì thế gọi là chí tang bồng.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Sài Gòn
- Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.
-
- Cần Thơ
- Một thành phố nằm bên bờ sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Bài ca dao này nói về biến cố Kinh thành thất thủ năm Ất Dậu (1885, giặc Pháp chiếm được kinh thành Huế). Kiên Thái Vương (em vua Tự Đức) sanh được ba con trai đều làm vua là vua Kiến Phước, Hàm Nghi và Đồng Khánh. Vua Kiến Phước bị Nguyễn Văn Tường bỏ thuốc độc chết, vua Hàm Nghi thì gặp bước nhà tan, nước mất, phải sống lưu lạc, còn vua Đồng Khánh lên làm vua được ba năm thì mất.
-
- Hàn Tín
- Một danh tướng thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, có công giúp Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, lập nên nhà Hán. Ông cùng với Trương Lương và Tiêu Hà được đời sau xưng tụng là Hán triều tam kiệt (ba vị hào kiệt nhà Hán). Sau khi thiên hạ bình định, Hán Cao Tổ Lưu Bang vì e ngại tài năng của Hàn Tín nên giáng chức ông xuống thành Hoài Âm hầu, tước quyền bính. Đến năm 196 TCN, Hàn Tín mưu phản, bị Lã Hậu giết cả ba họ.
Trong lịch sử Trung Quốc, Hàn Tín là một trong những danh tướng được nhắc đến nhiều nhất. Nhiều điển tích, điển cố như cơm phiếu mẫu, lòn trôn giữa chợ, câu nói "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn..." là từ ông mà ra.
-
- Ná
- Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.
-
- Thạch Sanh
- Nhân vật chính trong truyện cổ tích và truyện thơ Nôm cùng tên, ra đời vào khoảng thế kỉ 18. Thạch Sanh là một chàng trai đốn củi hiền lành, kết nghĩa anh em với Lý Thông. Mẹ con Lý Thông bày mưu kế để giết Thạch Sanh, nhưng chàng đều thoát nạn. Cuối truyện, Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa, nối ngôi vua, còn mẹ con Lý Thông thì bị sét đánh chết và hóa thành bọ hung.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Người ngọc
- Người đẹp, được ví như ngọc.
-
- Luống thì
- Quá tuổi.
-
- Bậu
- Bâu, đậu.
-
- Cổ kim
- Xưa (cổ) và nay (kim).
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Đập Đá
- Tên một con đập nổi tiếng của Huế, bắt ngang qua một nhánh sông Hương, ngăn cho dòng nước từ thượng lưu không chảy về phía hạ lưu và ngăn nước mặn từ biển Thuận An chảy vào các cánh đồng lúa.
-
- Công sứ
- Chức danh cai trị của người Pháp trong thời kì Pháp thuộc, đứng đầu một tỉnh.
-
- Cầu Tràng Tiền
- Còn có tên gọi là cầu Trường Tiền, một chiếc cầu gồm sáu nhịp dầm thép thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, ngay trung tâm thành phố Huế. Đây là một trong những chiếc cầu thép đầu tiên được xây tại Đông Dương. Tràng Tiền hay Trường Tiền đều có nghĩa là "công trường đúc tiền" vì chiếc cầu này được xây gần công trường đúc tiền của nhà Nguyễn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, tên gọi dân gian này trở thành tên chính thức. Trước đó, cầu còn có các tên gọi khác: cầu Đông Ba (do ở gần chợ Đông Ba), cầu Mây, cầu Mống, Thành Thái, Clémenceau, và Nguyễn Hoàng.
-
- Chợ An Cựu
- Một ngôi nằm bên bờ Bắc sông An Cựu, xưa thuộc làng An Cựu, huyện Hương Trà, nay thuộc phường Phú Hội, thành phố Huế. Trước đây, chợ có tên là chợ Đường Ngang vì nó nằm trên một trong những đường ngang thẳng góc với sông Hương. Chợ có từ thời Minh Mạng. Năm 1835, khu vực chợ được dùng để dựng Nam Trường Đình, về sau có người Hoa buôn bán đông đúc. Nay chợ vẫn là một trong những chợ sầm uất ở phía Nam thành phố Huế.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cộc
- Ngắn, cụt.
-
- Thuyền chài
- Loại thuyền đánh cá nhỏ của người dân chài.
-
- Quản
- Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
-
- Mựa
- Chớ, đừng (từ cổ).
Chăn dân mựa nữa mất lòng dân
(Nguyễn Trãi)