Thiệt như chàng đúng mực danh nhu
Sương sa mấy cõi, dậm cù mấy nơi
Tìm kiếm "sương sa"
-
-
Lấy chồng thợ mộc sướng sao
-
Trông anh chẳng thấy anh ra
-
Sương sa ngọn cỏ li bì
Sương sa ngọn cỏ li bì
Mười năm chờ được huống gì ba năm -
Sương sa ướt áo dầm mình
-
Sương sa ướt lá bìm bìm
-
Vì tình nên phải sương sa
Vì tình nên phải sương sa
Một đêm năm bảy lần ra chờ tình
Ra sân mình chỉ thấy mình
Nào đâu có thấy bạn tình là ai -
Nẫu giàu nẫu được sướng sang
-
Ở đời Kiệt, Trụ sướng sao
-
Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn
-
Mình dài một thước đâu sai
-
Đêm khuya ngồi tựa khoang bồng
-
Lộ bất hành bất đáo
Lộ bất hành bất đáo
Chung bất đả bất minh
Sương sa lụy nhỏ đầm mình
Đến nay mới biết là tình anh thươngDị bản
-
Vè ở mướn
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè ở mướn
Muốn cho sung sướng
Sanh tật quáng gà
Đi thì đầu ngả tới ngả lui
Thân tôi ăn cơm muối mặn
Ăn rồi uống hai tô chẵn chọt
Đầu đội nón chút
Vai vác cuốc cùn
Mần giùm mong cho mau tối
Tối về ăn ba hột cơm
Đầu hôm còn lao xao
Khuya lại vắng hoe
Chủ kêu làm bộ không nghe
Ngủ thêm chút nữa -
Tới đây chiếu trải trầu mời
Tới đây chiếu trải trầu mời
Can chi mà đứng giữa trời sương sa -
Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy
Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa
Em thương anh không dám nói ra
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời
Anh với em cũng muốn kết đôi
Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan.Dị bản
-
Hòn đá dưới sông rong rêu rều đóng
-
Chàng về cho chóng mà ra
-
Đường về mỗi bước mỗi xa
Đường về mỗi bước mỗi xa
Lá bay xào xạc, sương sa ngập ngừng
Bứt dây riêng sợ động rừng
Đắng cay cam chịu, xin đừng thở than -
Vô đây, bớ bạn vô đây
Chú thích
-
- Danh nhu
- Danh nho (nhà nho có tiếng tăm).
-
- Sương sa
- Tên một loại thạch trắng được chế biến từ một số loại rong biển, tảo biển không độc. Sương sa hay được dùng chung với nước đường và nước cốt dừa để làm món giải khát, rất được ưa chuộng trong mùa hè.
-
- Dậm cù
- Cũng gọi là xây cù hoặc xoay cù, một cách bắt chuột đồng phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Vào mùa gặt, chuột đồng kéo về các ruộng lúa rất nhiều. Người dân chất rơm thành từng đống trong ruộng, thi nhau dậm (giẫm) lên các đống rơm, dồn cho chuột chạy vào nấp trong một đống rơm lớn nào đó, ở giữa vòng dậm cù, rồi bủa lưới lên mà bắt. Chuột đồng bắt được có thể đem bán hoặc làm thịt ăn.
-
- Mạt cưa
- Vụn gỗ do cưa xẻ làm rơi ra.
-
- Rấm
- Giữ lửa ở bếp cho khỏi tắt.
-
- Dăm bào
- Vụn gỗ mỏng thải ra khi bào gỗ. Nhân dân ta thường chỉ dùng dăm bào để đốt lửa, lót chuồng, hoặc làm phân bón. Ngày nay dăm bào được mua với khối lượng lớn để xuất khẩu.
-
- Nỏ
- Khô ráo.
-
- Rơm
- Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Sa
- Rơi xuống (từ Hán Việt).
-
- Quới
- Quý (phương ngữ Nam Bộ). Như quới nhơn, quới nương, quới tử... Cách nói này hiện nay ít dùng.
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Kiệt
- Vị vua thứ 17 và cuối cùng của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Ông vốn tên là Lý Quý, nhưng vì là người tàn ác nên bị gọi là Kiệt, nghĩa là kẻ độc ác ưa giết chóc. Dưới sự cai trị của ông, nhà Hạ bị mất vào tay nhà Thương vào năm 1767 trước Công nguyên. Cùng với vua Trụ của nhà Thương sau này, Kiệt được xem là biểu tượng của một bạo chúa.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang
(Lục Vân Tiên)
-
- Trụ Vương
- Tên thật là Tử Thụ, vị vua cuối đời nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc, khét tiếng là một ông vua dâm đãng và tàn ác.
-
- Thuấn, Nghiêu
- Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
-
- Ngọc Trản
- Tên một ngọn núi thuộc địa phận làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi này xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian quen gọi là Hòn Chén. Trên núi có điện Hòn Chén, thờ Thiên Y Thánh Mẫu.
-
- Vạn
- Làng chài.
-
- Kim Long
- Tên một ngôi làng thuộc đất Hà Khê, phía Tây thành nội Huế. Năm 1636, chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phước Lan dời phủ đến xứ này và đổi tên Hà Khê thành Kim Long (rồng vàng). Làng Kim Long thành phủ Kim Long. Phủ Kim Long tồn tại 51 năm, sau đó năm 1687, phủ chính được dời về làng Phú Xuân. Tên Kim Long hiện nay được dùng khá phổ biến tại vùng Kim Long xưa như: phường Kim Long, đình Kim Long, cầu Kim Long, chợ Kim Long, bến đò Kim Long, và đường Kim Long.
Trước đây vùng đất này có tên là Kim Luông. Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).
-
- Thước
- Đơn vị đo chiều dài cổ ở nước ta. Một thước ngày đó bằng 40 cm. Ngày nay một thước được hiểu là 1 m.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Thuyền bồng
- Loại thuyền mình bầu, mũi bằng, đuôi cao và có mui.
-
- Chạnh lòng
- Do cảm xúc mà thấy gợi lên trong lòng một tình cảm, ý nghĩ nào đó, thường là buồn.
-
- Lộ bất hành bất đáo, chung bất đả bất minh
- Đường không đi không đến được, chuông không đánh không kêu được. Nguyên trích từ sách Tăng quảng hiền văn (tuyển tập những câu ngạn ngữ dân gian của Trung Quốc): "Lộ bất hành bất đáo, sự bất vi bất thành. Nhân bất khuyến bất thiện, chung bất đả bất minh."
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Trí tri
- Biết rõ, suy xét thấu đáo (chữ Hán).
-
- Quáng gà
- (Mắt) nhìn không rõ vào ban đêm hay trong điều kiện thiếu ánh sáng, như lúc chiều tối.
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Củi rều
- Củi từ cành cây nhỏ, cây vụn trôi trên sông.
-
- Dang ca
- Nói chuyện dông dài (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Nồng
- Nóng bức.
-
- Xây
- Xoay (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thương hàn
- Bệnh cảm lạnh theo Đông y (lưu ý phân biệt với bệnh thương hàn của Tây y, một bệnh về đường tiêu hóa).