Con chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa
Mai sau cha yếu mẹ già
Nồi cơm bắc xuống, ấm trà bắc lên.
Tìm kiếm "mẹ"
-
-
Đắng như mật cá mè
-
Bà già đầu bạc tuổi cao
-
Cá mè cá gáy đi đâu
-
Anh về cho em về theo
-
Chưa chồng thì liệu đi nghe
-
Khi khóc dai ngồi dỗ
Khi khóc dai ngồi dỗ
Khi ngứa ngáy ngồi xoa
Trông tháng trọn ngày qua
Trông từng li từng tí
Khi bữa ăn đương dở
Con tiểu giải lên mình
Ai nấy cũng đều kinh
Cha mẹ ngồi chịu vậy
Kể trong nhà đói khổ
Trời giá rét căm căm
Nơi ướt để mẹ nằm
Nơi khô xê con lại
Suốt đêm ngày mong mỏi
Con khôn lớn mai sau
Nghĩa khó nhọc bấy lâu
Công giữ gìn chăm sóc -
Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa
-
Đánh giặc mà đánh tay không
Đánh giặc mà đánh tay không
Thà về xó bếp giương cung bắn mèo -
Mèo khen mèo dài đuôi
Mèo khen mèo dài đuôi
Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo -
Con mèo con chó có lông
-
Ai mà bày đặt dị kì
– Ai mà bày đặt dị kì
Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anh
– Ba má bày đặt cho anh
Áo bà ba may hai túi đựng dầu chanh o mèoDị bản
– Ai mà bày đặt dị kì
Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anh
– Đời bây giờ ăn ở khôn lanh
Sắm hai cái túi đựng dầu chanh o mèo
-
Mèo nhỏ bắt chuột con
Mèo nhỏ bắt chuột con
-
Mèo tha miếng thịt thì đòi
Dị bản
Mèo tha miếng thịt xôn xao
Kễnh tha con lợn thì nào thấy chiHùm tha con lợn không sao
Mèo tha miếng thịt, giễu vào giễu raMèo theo thịt mỡ ồn ào
Cọp tha con lợn thì nào thấy chiMèo tha miếng thịt xôn xao
Hổ tha con lợn bảo nào thấy chiMèo tha thịt mỡ thì la
Kễnh tha con lợn cả nhà im hơi
-
Con có cha như nhà có nóc
-
Con mèo trèo lên tấm vách
-
Con mèo xáng vỡ nồi rang
Dị bản
Con mèo đập bể nồi rang
Con chó chạy lại lại mang lấy đòn
Chó ngồi chó khóc nỉ non
Mèo kia đập bể để đòn cho tôi
-
Con mèo, con mẻo, con meo
Con mèo, con mẻo, con meo
Ai dạy mày trèo, mà chẳng dạy tao? -
Con mẻo, con mèo
-
Con cọp mắc cạn dưới sông
Con cọp mắc cạn dưới sông
Con thỏ trông thấy chổng mông lên gào
Giọng thấp rồi lại giọng cao
Gào lâu mỏi miệng thỏ vào nằm queo
Bao giờ chuột đến với mèo
Cóc theo bắt bướm vịt trèo ngọn cau
Thì ta đây mới hết thảm sầu
Chú thích
-
- Đa đa
- Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Dầu mè
- Còn gọi là dầu lai, đậu cọc rào, bã đậu, loài cây bụi lâu năm, có độc, hay được trồng làm hàng rào. Lá, dầu và nhựa cây được sử dụng trong một số bài thuốc Đông y giúp tan máu ứ, tiêu sưng, chống ngứa...
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Cá mái
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá mái, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Vòi rồng
- Hiện tượng cột nước xoáy bốc lên từ biển, dân gian còn gọi là rồng cuốn.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Dầu chanh
- Tinh dầu làm từ vỏ chanh, mùi rất thơm và có nhiều công dụng: khử mùi, diệt khuẩn, làm đẹp...
-
- O mèo
- Tán tỉnh để bắt nhân tình (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Kễnh
- Một trong rất nhiều tên gọi dân gian của cọp (ông Kễnh, ông Ba Mươi, ông Mun, ông Cà Um...).
-
- Nòng nọc
- Tên gọi ếch nhái ở giai đoạn đầu tiên trong chuỗi phát triển, sau khi nở từ trứng. Nòng nọc sống ở dưới nước, sau một thời gian sẽ rụng đuôi và trở thành ếch nhái trưởng thành, sống lưỡng cư.
-
- Ngạch
- Tấm gỗ bắc ngang làm bậc cửa và để cắm cánh cửa vào.
-
- Chùa Thiên Ấn
- Tên ngôi chùa tọa lạc trên đỉnh núi Thiên Ấn, ngọn núi biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695.
-
- Xáng
- Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).