Đi thì nằm
Đứng cũng nằm
Nằm thì đứng
Tìm kiếm "đứng bóng"
-
-
Ngựa Lồng, Trâu Đụng, Giằng Xay
-
Anh ơi, anh đừng ham đi bạn ghe chài
-
Xích ra, anh đứng một bên
Xích ra, anh đứng một bên
Mồ hôi anh có vợ bay lên nực nồng -
Thương người, tới đứng ngõ người
Thương người, tới đứng ngõ người
Đất mòn chín tấc, thiên hạ cười mười phân -
Anh không thương em, đừng nói chuyện sập sò
-
Anh ra về, em đứng chực cửa ngăn
-
Hạc chầu thần, hạc đứng dựa lưng quy
Dị bản
Hạc chầu thần, hạc đứng oai nghi
Tôi sầu anh, tôi đừng dựa ghế nghi khóc ròng
-
Chim quyên đậu đó, đừng bay
-
Bậu ơi, bậu ở đừng về
-
Xây nhà là dại, dựng trại là khôn
Dị bản
Khôn làm trại, dại làm nhà
-
Đói vào kẻ chợ, đừng có vào rợ mà chết
Dị bản
Đói thì ra kẻ chợ, đừng lên rợ mà chết
-
Nỏ thà ăn nhắt, đừng có tắt bữa
-
Ai có chồng, nói chồng đừng sợ
Ai có chồng, nói chồng đừng sợ
Ai có vợ, nói vợ đừng ghen
Tới đây hò hát cho quen
Rạng ngày ai về nhà nấy, không dễ ngọn đèn hai tim -
Cây muốn lặng, gió chẳng dừng
Dị bản
Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
-
Hỡi cô lái ơi, cô đứng bên hàng
-
Cậu chết, mợ ra người dưng
Cậu chết, mợ ra người dưng
Chú tôi có chết, thím đừng lấy ai -
Giàu là họ, khó là dưng
Giàu là họ, khó là dưng
Dị bản
Giàu là họ, khó người dưng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh làm ông đại trụ, đứng chánh tế giữa làng
-
Lòng dặn lòng, ai dụ dỗ đừng xiêu
Chú thích
-
- Ngựa Lồng
- Một con thác trên sông Cái thuộc tỉnh Khánh Hoà, còn gọi là thác Ngựa hoặc thác Ngựa Oằn.
Theo Xứ sở trầm hương của Quách Tấn: "Thác dài đến trên dưới ba trăm thước. Không dốc nhưng có nhiều đá mọc ngầm dưới nước. Có ba tảng cao nhất, chỏm lên gần sát mặt nước. Nằm theo hàng dọc. Nước chảy xuống bị sức cản, bắn bọt tung tóe. Trông dạng nước chảy qua ba tảng đá ấy, lên cao rồi xuống thấp, giống như kiểu ngựa. Cho nên ba tảng đá mang tên là Kiều Nhất (tảng ở trên hết), Kiều Nhì (tảng ở giữa), Kiều Ba (tảng cuối). Sức nước qua thác Ngựa rất mạnh. Dòng nước chảy cuồn cuộn trông hung hãn như ngựa lồng. Do đó mà mệnh danh là thác Ngựa Lồng."
-
- Trâu Đụng
- Một con thác trên sông Cái thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Theo cuốn Xứ sở trầm hương của Quách Tấn: "Trâu ở thác Trâu Đụng lại nằm phía giữa dòng. Và có ba con. Trâu mẹ nằm giữa, hai trâu nghé nằm hai bên. Bè ở trên theo sức nước trôi xuống, nếu lỡ tay sào, thì nhất định bị đụng vào đá, không đụng vào tảng này cũng đụng vào tảng kia. Mà một khi đụng vào thì hoặc chìm hoặc vỡ, chớ khó mà “bình yên.” Cho nên tay sào thật giỏi mới dám qua thác Trâu Ðụng."
-
- Giằng Xay
- Cũng viết là Dằng Xay, tên một cái thác nằm trên sông Cái, thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Theo cuốn Xứ sở trầm hương của Quách Tấn: "Mệnh danh như thế là vì thác chảy theo hình cánh chỏ, trông giống dằng xay xay lúa. Nước chảy rất mạnh. Nơi nghẹo cánh chỏ có một cồn cát. Nước chảy xuống dội mạnh vào nghẹo cánh chỏ bị dội trở lại, một phần theo dòng sông chảy xuôi, một phần chạy vòng quanh cồn cát như kiểu xay lúa. Ðó là một điểm nữa làm cho thác lấy tên là Dằng Xay chớ không lấy tên Cánh Chỏ hay Chữ Chi. Bè ghe khi xuống gần đến khúc nghẹo dằng xay, thì các tay sào phải sẵn sàng giơ ra theo hướng thuận tiện để chống vào vách đá cho ghe bè theo đúng đường trôi xuôi. Nếu lỡ tay thì thế nào cũng bị va vào vách đá. Mà một khi bị va thì không vỡ cũng chìm, hoặc bị đẩy lọt vào phần nước bị dội và bị nước cuốn chạy vòng quanh cồn cát, phải tốn nhiều công sức mới ra khỏi vòng xà quây."
-
- Bạn biển
- Những người làm mướn về nghề đi biển, nghề cá. Làm nghề này cũng gọi là đi bạn hoặc đi ghe bạn.
-
- Ông Trượng - Tiên Bửu
- Tên một truyện thơ có nội dung xoay quanh hai nhân vật là ông Trượng - một lão già đã bảy mươi tuổi, và Tiên Bửu - một cô gái chèo đò tuổi vừa đôi tám. Bị lão già ve vãn, Tiên Bửu bực mình lắm, bèn chỉ chảo nước sôi, bảo lão chui vào đó để lột da thành trai trẻ đẹp, cốt ý muốn giết chết lão. Không ngờ lão không chết mà lại hóa thành chàng trai trẻ đẹp thật, làm điên đảo tâm hồn Tiên Bửu. Cô nàng trở lại theo ve vãn ông Trượng, nhưng ông Trượng -thật ra là một vị Tiên đội lốt xuống trần để thử lòng Tiên Bửu - đã bỏ cô lại mà bay về trời.
Truyện thơ Ông Trượng - Tiên Bửu rất nổi tiếng ở miền Nam ngày trước, đã được nhân dân chuyển thể thành hò, cải lương...
Xem một trích đoạn vọng cổ hài Ông Trượng - Tiên Bửu tại đây.
-
- Giang tân
- Bến sông (từ Hán Việt).
-
- Khăn xéo
- Một loại khăn bịt đầu ngày xưa, vừa để che mưa nắng vừa có thể làm tay nải để đựng đồ đạc khi cần. Cũng gọi là khăn chéo.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Quy
- Con rùa (từ Hán Việt).
-
- Ghế nghi
- Một loại bàn nhỏ, cao hơn bàn thường, dùng làm chỗ để khay trầu hay để món ăn trong lúc dọn tiệc.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Rợ
- Chốn rừng sâu nước độc.
-
- Nỏ thà
- Chẳng thà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn nhắt
- Ăn nhín, ăn dè sẻn.
-
- Câu này lấy từ lời than của thầy Tử Lộ:
Mộc dục tịnh nhi phong bất đình
Tử dục dưỡng nhi thân bất tạiNghĩa là:
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
Con muốn nuôi mà cha mẹ không còn sống.
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Đại trụ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đại trụ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chánh tế
- Người phụ trách tế lễ trong các lễ nghi ngày trước.
-
- Hương án
- Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.
-
- Lễ khai niên
- Lễ cúng đầu năm mới để cầu may mắn, phát đạt.
-
- Ông gia
- Bố chồng hoặc bố vợ (cách gọi ở một số địa phương miền Trung).
-
- Kim Trọng
- Một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Kim Trọng là một thư sinh hào hoa phong nhã, bạn học của Vương Quan (em ruột Thúy Kiều). Kiều và Kim Trọng gặp và đem lòng yêu nhau. Khi phải bán mình chuộc cha, Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình gá nghĩa cùng Kim Trọng. Sau mười lăm năm lưu lạc, hai người lại đoàn viên.
-
- Thúy Kiều
- Nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, vì bán mình chuộc cha mà phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, gặp nhiều đắng cay khổ sở, "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần," cuối cùng mới được đoàn viên cùng người tình là Kim Trọng.