Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nào ai vun xới cho mày, mày ăn?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Dị bản
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nào ai vun xới cho mày, mày ăn?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Cây đa trốc gốc, thợ mộc đương cưa
Anh với em bề ngang cũng xứng, bề đứng cũng vừa
Bởi tại cha với mẹ kén lừa sui gia
Mẹ ơi chớ đánh con hoài
Để con bắt ốc hái xoài mẹ ăn
Phải chi em nói tận từ
Thì anh bước tới tháng Tư đã rồi
Vì em ăn nói lôi thôi
Nơi xa họ bước tới đã rồi còn đâu
Tiếng anh ăn học cựu trào
Chị dâu té giếng, anh nắm chỗ nào kéo lên?
– Nắm đầu thì sợ tội trời
Nắm ngang khúc giữa sợ lời thế gian
Giếng sâu anh phải thông thang
Kéo chị dâu lên đặng kẻo chết oan linh hồn
Tiếng đồn anh ăn học đã cao
Chị dâu rớt xuống giếng, anh nắm chỗ nào anh kéo lên?
– Chị dâu mà rớt xuống giếng
Anh tìm miếng để cứu chị lên
Nắm đầu thì sợ tội trời
Hai tay nâng đỡ, sợ lời thế gian
Nhanh tay liền bắc cái thang
Kéo chị dâu một thuở kẻo chết oan con người
Em nghe anh ăn học trong trào
Chị dâu té giếng níu chỗ nào kéo lên?
– Anh nắm đầu thì sợ tội
Nắm tay thì lại lỗi đạo tam cang
Dậm chân kêu bớ ông trời vàng
Cho hai con rồng bạch xuống cứu nàng chị dâu
Tiếng anh ăn học cựu trào
Chị dâu té giếng, anh nắm chỗ nào kéo lên?
– Nắm đầu thì khổ
Nắm cổ lại không nên
Nắm chân tay thì lỗi niềm huynh đệ
Vậy anh cứ bớ làng là hơn!
Tiếng anh ăn học cựu trào
Chị dâu té giếng, anh nắm chỗ nào kéo lên?
– Chị dâu té giếng cái ào
Hồn bất phụ thể, nắm chỗ nào cũng xong!
– Tiếng đồn anh học chữ ngoài triều
Chị dâu rớt xuống giếng, anh nắm đằng nào anh kéo lên
– Anh xách cái đầu, lỗi đạo nhân huynh
Thò tay vào mình, thụ thụ bất thân
Không cứu chị dâu thì lỗi đạo từ đường
Dòng dây anh thả xuống chị nương chị vào
Ba năm ở với người đần
Chẳng bằng một lúc ghé gần người khôn
Cậu kia cắp sách đi đâu ?
Cậu học chữ Tầu hay học chữ Tây?
Học chữ Tây không tiền không việc
Học chữ Tầu ai biết ai nghe
Chi bằng về chốn thôn quê
Cấy cày còn được no nê có ngày
Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Tay đâu mà bụm miệng người thế gian
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
Lấy chồng từ thuở mười lăm
Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi
Ðến năm mười tám, đôi mươi
Tôi nằm dưới đất, chồng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn chân giường gãy một còn ba
Ai về nhắn mẹ cùng cha
Chồng tôi nay đã giao hoà với tôi
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế,
Ai bày trò bãi bể nương dâu
(Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều)