Tìm kiếm "đảo điên"
-
-
Tôi trách anh bạn đảo điên
-
Thân hỡi thân thân sao lận đận
Thân hỡi thân thân sao lận đận
Mình trách mình thời vận đảo điên -
Tre già vì bởi nhện giăng
-
Trèo đèo lặn suối qua truông
-
Thân hươu lẩn khuất bóng tùng
Thân hươu lẩn khuất bóng tùng,
Biết nhau thương lấy nhau cùng ai ơi.
Tiếc công trước đã nặng nhời,
Tiếc công gắn bó mấy người đã lâu.
Tiếc công tình tự với nhau,
Tiếc công đi lại trước sau bấy giờ.
Tiếc công đắp đập be bờ,
Để cho người khác đem lờ đến đơm.
Tiếc thay cho hạt mưa trong,
Tiếc tờ giấy trắng vẽ nhằng vẽ xiên.
Cuộc đời lắm lúc đảo điên,
Ai ơi để mãi lụy phiền đến hoa. -
Thơ thằng Lía
Ngàn năm dưới bóng thái dương,
Biết bao là sự lạ thường đáng ghi,
Noi nghề hàng mặc bấy nay,
Một pho dị sự vắn dài chép ra.
Trước là giải muộn ngâm nga,
Sau nêu gương nọ đặng mà soi chung.
Xưa kia có một phú ông,
Vợ chồng chuyên một nghề nông nuôi mình,
Bấy lâu loan phụng hòa minh,
Xóm làng kiêng nể tánh tình thiện lương.
Tuy là sành sỏi ruộng nương,
Ông bà xấu số gặp đường chẳng may,
Thuở trước cũng chẳng thua ai,
Tiền dư bạc sẵn tháng ngày thung dung,
Ruộng vườn khai khẩn khắp cùng,
Thôn lân đều thảy có lòng bợ nâng.
Đến nay nhằm buổi lao lung,
Ruộng nương thất phát vô cùng thảm thương,
Tháng ngày khổ hại trăm đường,
Bảy năm chịu sự tai ương nguy nàn,
Bấm gan cam chịu gian nan,
Vợ chồng đau đớn đoạn tràng thiết tha.
Lần hồi ngày lụn tháng qua,
Nghèo nàn túng tíu gẫm đà thói quen,
Thét rồi cũng chẳng than phiền,
Cắn răng mà chịu đảo điên qua hồi.
Lão mụ tuổi đã lớn rồi,
Vợ bốn mươi chẵn chồng thời bốn ba,
Đêm ngày lo tính gần xa,
Chẳng con kế tự thật là đáng lo,
Choanh ngoảnh chồng vợ đơn cô,
Tuổi già sức yếu biết nhờ cậy ai? … -
Con rắn hổ mây nằm cây thục địa
Con rắn hổ mây nằm cây thục địa
Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên
Phận em là gái thuyền quyên
Ai mà đối đặng, kết nguyền phu thêDị bản
Con rắn hổ mây nằm cây thục địa
Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên
Trách anh bạn tình gian dối đảo điên
Gạt em xuống chốn huỳnh tuyền bỏ em
-
Vè cô Giang
Kể từ quân Pháp sang đây
Hại người cướp của bấy nay đã nhiều
Dân tình đồ thán đủ điều
Căm gan tức chí phải liều ra tay
Anh hùng đã tỏ tài trai
Nữ nhi cũng chẳng kém loài bồng tang
Nhớ xưa phất ngọn cờ vàng
Bà Trưng, Bà Triệu chiến trường xông pha
Cai Vàng lại có bà Ba
Tây Sơn bà Phó cũng là anh thư
Xúm tay xoay lại cơ đồ
Dân yên quốc thịnh phất cờ Việt Nam … -
Ngó lên hòn núi Điện Bà
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nhà tôi có bảy anh em
-
Quít giấy Hương Cần
-
Canh chua điên điển cá linh
-
Thương thay cho kẻ quạt mồ
Dị bản
Thương thay cho kẻ quạt mồ
Hại thay cho kẻ cầm vồ đập săngThương thay cho kẻ quạt mồ
Ghét thay cho kẻ cầm vồ tháo nêm
-
Đổng Kim Lân hồi còn nhỏ
-
Chẳng tham ruộng cả ao sâu
Chẳng tham ruộng cả ao sâu
Tham vì một nỗi tốt râu mà lành -
Bướm ngộ bông như Quan Công ngộ cùng đạo tặc
Dị bản
-
Nhớ ra như giấc kê vàng
-
Lục bình bông trắng, điên điển bông vàng
-
Quản bao Tô Võ chăn trừu
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Tui
- Tôi (khẩu ngữ).
-
- Thượng thiên
- Trên trời (từ Hán Việt).
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Be bờ
- Đắp đất thành bờ để ngăn nước.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Dị sự
- Chuyện lạ thường (từ Hán Việt).
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Loan phụng hòa minh
- Chim loan, chim phượng cùng hót. Chỉ vợ chồng hòa thuận, thương yêu nhau.
-
- Thung dung
- Thong dong.
-
- Thôn lân
- Làng xóm láng giềng (từ Hán Việt).
-
- Lao lung
- Khổ cực (từ cổ).
-
- Thất phát
- Cũng như thất bát – mất mùa.
-
- Nàn
- Nạn (từ cũ).
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Túng tíu
- Túng thiếu (từ cũ).
-
- Thét
- Chịu đựng lâu thành quen (phương ngữ).
-
- Kế tự
- Nối dõi (từ Hán Việt).
-
- Hổ mây
- Còn gọi là hổ mang chúa, một loại rắn độc lớn, thân có thể dài 5-7m. Gọi là hổ mây vì thân có vẩy như trái mây. Rắn hổ mây sống trên mặt đất, nhưng trèo cây và bơi rất giỏi, kiếm ăn cả ban ngày lẫn ban đêm. Trước đây rắn có nhiều ở vùng Tây Nam Bộ, và có rất nhiều giai thoại như rắn hổ mây khổng lồ, hổ mây tát cá...
-
- Địa hoàng
- Một loại cây thân thảo, có rễ củ dùng làm thuốc Đông y (gọi là thục địa), chống suy nhược cơ thể, bổ máu, lợi tiểu, làm sáng mắt.
-
- Cỏ chỉ thiên
- Còn có các tên như cỏ lưỡi mèo, cỏ lưỡi chó, cỏ thổi lửa, một loài cỏ mọc hoang, sống dai, thân cao chừng 20-50cm, nhiều cành, gần như không có lá, cả cây có lông. Đây là một vị thuốc Đông y, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Đồ thán
- Nghĩa đen là bùn than (từ Hán Việt), nghĩa bóng chỉ sự khốn khổ của dân chúng.
-
- Tang bồng
- Cung bằng gỗ dâu (tang) và tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sinh con trai, quan coi việc bắn sẽ lấy cung bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, một phát xuống đất, ngụ ý rằng người làm trai chí ở bốn phương, tung hoành trời đất, giúp nước giúp đời. Chí làm trai vì thế gọi là chí tang bồng.
-
- Hai Bà Trưng
- Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai nữ tướng của Giao Chỉ (Việt Nam ta lúc bấy giờ) đã nổi cờ khởi nghĩa vào năm 40 sau Công nguyên để chống lại sự nô thuộc của nhà Đông Hán. Khởi nghĩa thắng lợi, Thái thú Giao Chỉ người Hán là Tô Định bỏ chạy về phương Bắc, Trưng Trắc xưng vương, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, chọn kinh đô là Mê Linh, trị vì được ba năm, đến năm 43 bại trận dưới tay tướng nhà Hán là Mã Viện. Tục truyền do không muốn đầu hàng, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử, nhưng cũng có thuyết cho hai Bà đã bị quân Mã Viện bắt và xử tử.
-
- Bà Triệu
- Tên gọi dân gian của Triệu Quốc Trinh, nữ anh hùng dân tộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Ngô (Trung Quốc) vào năm 248. Theo truyền thuyết, mỗi khi ra trận bà cưỡi con voi trắng một ngà, tự tay đánh cồng để khích lệ tinh thần quân sĩ. Quân Ngô khiếp sợ trước uy bà, có câu:
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
-
- Cai Vàng
- Nguyễn Văn Thịnh (hay Nguyễn Thịnh), tục danh là Vàng, vì có thời làm cai tổng nên được gọi là Cai Vàng hay Cai Tổng Vàng. Năm 1862, lấy danh nghĩa "phù Lê," ông khởi binh chống lại triều đình Tự Đức ở vùng Bắc Ninh vào năm 1862. Ông tử trận ngày 30 tháng 8 năm đó, nhưng với tài chỉ huy của người vợ thứ (tục gọi là Bà Ba Cai Vàng), cuộc nổi dậy do ông khởi xướng vẫn tồn tại cho đến tháng 3 năm sau mới chấm dứt.
-
- Bà Ba Cai Vàng
- Người vợ thứ ba của Cai Vàng. Bà tên thật là Nguyễn Thị Miên, biệt hiệu là Hồng Y liệt nữ, người ở thôn Đại Trạch, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sau khi Cai Vàng tử trận vào tháng 8 năm 1862, bà tiếp tục lãnh đạo nghĩa binh chiến đấu đến gần một năm sau mới giải tán lực lượng, rồi đi tu.
-
- Tây Sơn
- Tên cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, đồng thời cũng là tên vương triều được lập ra từ cuộc khởi nghĩa này và kéo dài từ 1788 đến 1802. Khởi nghĩa và vương triều Tây Sơn có công rất lớn trong việc bình định đất nước, chấm dứt thời kì loạn lạc Trịnh-Nguyễn phân tranh, đồng thời giữ vững bờ cõi trước sự xâm lược của quân Thanh. Tây Sơn gắn liền với hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
-
- Bùi Thị Xuân
- Nữ tướng của vương triều Tây Sơn, đồng thời là vợ Thái phó Trần Quang Diệu (nên nhân dân cũng gọi là bà Phó). Bà là người thôn Xuân Hòa, tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Tài năng và dũng cảm, bà cùng chồng là hai trụ cột của vương triều Tây Sơn. Khi triều Tây Sơn sụp đổ, bà cùng con gái bị voi giày (năm 1802).
-
- Anh thư
- Người phụ nữ anh hùng, tài năng hơn người (từ Hán Việt).
Kìa cái chết bậc anh thư ngày trước
Muôn nghìn năm quốc sử ngát trầm hương
(Hận Nam Quan - Hoàng Cầm)
-
- Núi Bà Đen
- Một ngọn núi thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, là ngọn núi cao nhất miền Tây Nam Bộ (986m), cũng gọi là núi Một hoặc núi Điện Bà. Chùa và núi Bà Đen là những di tích văn hóa - lịch sử tiêu biểu của Tây Ninh.
-
- Hà cớ
- Lí do gì? (từ Hán Việt).
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Địt
- Đánh rắm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Quýt giấy
- Một giống quýt vỏ màu đỏ tươi, mọng căng, mỏng vỏ nhiều nước, vị chua đậm đà.
-
- Hương Cần
- Một làng bên sông Bồ, thuộc xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên–Huế. Quýt Hương Cần là giống quýt quý hiếm nổi tiếng, sinh thời Nguyễn Du và Tùng Thiện Vương có làm thơ ca tụng.
-
- Mỹ Lợi
- Làng cổ thành lập từ thế kỉ 16, thuộc xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Làng nổi tiếng với nhiều sản vật như cau, khoai mài, tơ đủi, lụa, thao, nón lá, các loại hải sản nuôi đầm, v.v...
-
- Vải trạng
- Còn gọi là hắc lệ chi (vải đen), tương truyền do các sứ thần của ta đi Trung Quốc mang về. Đây là một giống vải quý hiếm, gốc to, tán rộng, trái có cơm dày, hột nhỏ và đen bóng, xưa được dùng để tiến vua.
-
- Cung Diên Thọ
- Một hệ thống kiến trúc cung điện có quy mô lớn nhất còn tồn tại trong Hoàng thành Huế, nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Cung được xây dựng từ năm 1804 và tu sửa qua nhiều đời vua, tên cũng thay đổi nhiều lần: Trường Thọ, Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ, đến triều Khải Định mới mang tên Diên Thọ. Năm 1993, cung được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Điện Phụng Tiên
- Một ngôi điện thờ cúng các vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn, nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng thành Huế. Điện trước làm bằng gỗ, tên Hoàng Nhân, nằm gần cửa Hiển Nhân, sau vua Minh Mạng cho dời về vị trí ngày nay và đổi tên thành Phụng Tiên. Điện đã bị phá hủy nhiều trong chiến tranh, hiện chỉ còn cửa tam quan và vòng tường thành còn tương đối nguyên vẹn.
-
- Thế Tổ Miếu
- Còn gọi là Thế Miếu, ngôi miếu thờ các vị vua triều Nguyễn, được xây dựng từ đầu thế kỉ XIX, nằm ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế.
-
- Thanh trà
- Loài cây ăn trái thuộc họ Bưởi, quả có múi trong, hơi vàng, vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng, ăn nhiều không có hậu đắng trong cổ họng như một số loại bưởi khác. Thanh trà còn được trộn với khô mực làm món gỏi thanh trà. Thanh trà làng Nguyệt Biều (Huế) rất nổi tiếng, xưa được dùng để tiến vua.
-
- Nguyệt Biều, Lương Quán
- Tên hai làng nay được hợp nhất thành phường Thủy Biều thuộc thành phố Huế.
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Tịnh Tâm
- Tên một hồ nước trong kinh thành Huế, nguyên là vết tích của sông Kim Long, dưới thời vua Minh Mạng được cải tạo thành hồ hình chữ nhật làm chỗ tiêu dao, giải trí. Trên hồ có ba đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Dưới thời vua Thiệu Trị hồ được coi là một trong 20 cảnh đẹp của đất Thần Kinh. Đây cũng là nơi hai chí sĩ Thái Phiên và Trần Cao Vân giả làm người câu cá bí mật gặp vua Duy Tân bàn kế hoạch cho phong trào Duy Tân chống Pháp.
-
- Điên điển
- Một loại cây ở miền đồng bằng Nam Bộ, có bông được sử dụng làm nhiều món ăn như dưa chua, canh, gỏi trộn thịt gà...
-
- Cá linh
- Một loại cá cùng họ với cá chép, thân nhỏ và dẹp, thường sống ở cửa sông, xuất hiện nhiều ở các sông rạch miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân miền Tây thường đánh bắt cá linh để làm các món ăn gia đình (kho tiêu, lẩu, gỏi...) và làm mắm.
-
- Săng
- Quan tài.
-
- Bài ca dao này nhắc chuyện Trang Tử - triết gia nổi tiếng Trung Quốc sống vào khoảng 365–290 trước Công Nguyên. Một hôm, Trang Tử dạo chơi, lúc đi ngang qua nghĩa địa, thấy một người đàn bà đang ngồi quạt nấm mồ còn ướt. Ông lấy làm lạ hỏi ra thì được biết người đàn bà ấy chồng chết sớm chôn tại đây. Trước lúc chết, chồng có trăng trối nếu sau này muốn tái giá hãy đợi đến khi mộ xanh cỏ. Nay có người đến hỏi, nàng muốn tái giá nhưng vì trời mưa, mộ còn ướt, nên phải quạt cho mau khô để kịp thời gian lấy chồng. Trang Tử dùng phép thuật quạt giùm mấy cái, tự nhiên mộ khô ráo, cỏ mọc xanh um. Thiếu phụ mừng rỡ, lạy tạ, tặng Trang Tử chiếc quạt rồi bỏ đi. Về nhà, ông kể lại cho vợ là Điền thị nghe, Điền thị liền xé chiếc quạt hết lời chê bai người đàn bà kia. Ông không nói gì. Mấy hôm sau đột nhiên Trang Tử lăn ra chết. Thây còn đang được quàng trong nhà. Vợ ông khóc lóc kể lể, lúc nào cũng đầm đìa nước mắt. Ðến ngày thứ hai, bỗng có một thanh niên xưng là học trò của Trang Tử ở xa đến thăm thầy, xin điếu tang và ở lại lo việc ma chay. Điền thị thấy chàng thanh niên đẹp trai, đem lòng yêu mến. Đến nửa đêm, chàng rên rỉ quằn quại kêu đau bụng dữ dội. Điền thị lo sợ, hỏi cách chạy chữa và được biết chỉ cần lấy óc người sống hoặc mới chết chưa quá trăm ngày ngâm rượu uống sẽ khỏi ngay. Thị không ngần ngại lấy búa đập quan tài định bửa sọ chồng làm thuốc cho tình nhân. Nắp quan vừa mở, bỗng thấy Trang Tử ngồi dậy, chàng thanh niên cũng biến đâu mất. Điền thị xấu hổ quá bèn tự tử chết.
-
- Đổng Kim Lân
- Kép chính trong vở tuồng Sơn Hậu (cũng thường gọi là San Hậu), một vở tuồng khuyết danh rất phổ biến từ cuối thể kỉ 18, sau cũng được chuyển thể thành cải lương. Xem trên YouTube.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Quan Công ngộ Tào tặc
- Quan Công gặp giặc Tào (tức Tào Tháo). Xem thêm chú thích Tào Tháo bại trận Xích Bích.
-
- Ngộ
- Gặp gỡ (từ Hán Việt).
-
- Quan Công
- Tên thật là Quan Vũ, tự là Vân Trường, Trường Sinh, một danh tướng của nhà Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Quan Công là một trong những nhân vật lịch sử được biết đến nhiều nhất ở Đông Á, hình ảnh của ông được đưa vào nhiều loại hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v. Ông được biểu tượng hóa thành hình mẫu con người trung nghĩa, chính trực, được thờ phụng ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Hồng Kông.
-
- Giấc kê vàng
- Từ cụm từ Hán Việt là hoàng lương mộng, ý nói đời người ngắn ngủi, vinh hoa phú quý tựa như giấc chiêm bao, lấy từ một chuyện trong bộ Thái Bình quảng kí soạn vào đời Tống bên Trung Quốc: Lư Sinh trọ ở Hàm Đan, gặp đạo sĩ Lã Ông. Lư Sinh than vãn cảnh mình cùng khốn. Lã Ông bèn lấy cái gối bằng sứ cho Lư Sinh mượn ngủ. Khi ấy, chủ quán đang nấu một nồi kê (hoàng lương, lúa mạch). Trong giấc ngủ, Lư Sinh nằm mộng thấy được tận hưởng vinh hoa phú quý. Lúc tỉnh dậy, thì nồi kê chưa chín.
-
- Lục bình
- Một loại bèo có thân mọc cao khoảng 30 cm, lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Lục bình sinh sản rất nhanh nên có mặt rất nhiều ở các ao hồ, kên rạch. Nhân dân ta thường vớt bèo cho lợn ăn, những năm gần đây xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế. Ngó lục bình cũng được chế biến thành thức ăn, ngon không kém ngó sen.
-
- Tô Vũ
- Cũng gọi là Tô Võ, một nhà ngoại giao dưới triều Hán Vũ Đế ở Trung Quốc, nổi tiếng qua điển tích Tô Vũ mục dương (Tô Vũ chăn dê). Theo đó, Tô Vũ đi sứ Hung Nô, do làm phật ý vua Hung Nô nên bị giam cầm, sau bị bắt đi chăn một đàn dê đực cho đến khi nào chúng đẻ con mới thôi. Thương nhớ quê nhà, ông buộc thư vào chân chim nhạn nhờ mang về phương Nam. Tình cờ vua Vũ Đế nhặt được thư mới can thiệp để cho Tô Vũ được tha về. Tổng cộng ông đã ở Hung Nô 19 năm.
Điển tích này lưu truyền trong dân gian với nhiều dị bản, có bản kể Tô Vũ đi sứ Hung Nô để xin vua Hung Nô thôi không đòi nàng Chiêu Quân nữa.
-
- Trừu
- Con cừu (phương ngữ).
-
- Tiền cừu chi nguôi
- Nguôi mối thù xưa.