Ngó vô đám lức có con ong vàng
Coi đi coi lại duyên nàng còn nguyên
Tìm kiếm "ông trăng xuống"
-
-
Đàn ông vượt bể có chúng có bạn
-
Đàn ông ít tóc an nhàn
Đàn ông ít tóc an nhàn
Đàn bà ít tóc dở dang duyên tình -
Em chớ thấy anh bé mà sầu
Em chớ thấy anh bé mà sầu,
Kìa con ong nó bao nhiêu tuổi,
Nó châm bầu, bầu thui! -
Cá trê cạo nhớt để kì
-
Ong làm mật không được ăn, yến làm tổ không được ở
Ong làm mật không được ăn,
Yến làm tổ không được ở -
Đàn ông bán nhà, đàn bà bán lợn
-
Em ơi! Chừ anh muốn làm đàn bà, không muốn làm đàn ông
-
Lên rừng đốt một đống rơm
-
Đái đầu ông Xá
-
Lời ong tiếng ve
Lời ong tiếng ve
-
Nhà bà có ngọn mía mưng
-
Bạn về giữ trọn niềm hoa
Bạn về giữ trọn niềm hoa
Đừng cho ong bướm vô ra nhộn nhàng -
Tết đến sau lưng, ông vải thì mừng con cháu thì lo
-
Đói no vua bếp hay, đắng cay bà gừng biết
-
Ống tre đè miệng giạ
-
Ba đồng một mớ đàn ông
Ba đồng một mớ đàn ông
Mua bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi -
Con sắt vật ngã ông Đùng
-
Ai về nhắn nhủ ông sư
Ai về nhắn nhủ ông sư
Đừng nhang khói nữa mà hư mất đời -
Sinh con rồi mới sinh cha
Chú thích
-
- Cúc tần
- Cũng gọi là cây lức, một loại cây bụi mọc hoang, cũng được trồng làm hàng rào hoặc làm thuốc. Trong các bài thuốc dân gian, cây và lá cúc tần được dùng để chữa lao lực, chữa ho, đau đầu... Lá cây còn dùng để nấu một số món ăn và nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh.
-
- Vượt cạn
- Chỉ việc sinh nở.
-
- Kì
- Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
-
- Đàn ông bán nhà, đàn bà bán lợn
- Mỗi người có một sở trường, một khả năng riêng.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cho tinh thần
- Cách nói của người miền Trung, có thể hiểu thành “cho lên tinh thần, cho (có vẻ) mạnh mẽ.”
-
- Trất
- Quách (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ăn ong
- Khai thác mật, sáp và nhộng ong bằng cách đốt bùi nhùi hun khói cho ong bay ra rồi cắt lấy tổ ong. Ở vùng Tây Nam Bộ, nhất là vùng rừng Cà Mau, có những người làm nghề ăn ong, gọi là "thợ ăn ong." Đọc thêm: Mùa ăn ong.
-
- Đái đầu ông Xá
- Theo Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huỳnh Tịnh Của:
Quen thói dể ngươi. Tích nói ông Xá là một vì quan hiền lành, thường đi việc quan, qua lại dưới cội cây, có đứa thiểu niên trèo lên ngọn cây, mà đái xuống đầu ông ấy, ông ấy không nói gì; đứa thiểu niên đặng mợi cứ đái hoài, chẳng ngờ đụng nhằm ông quan khác dữ, liền bắt nó mà chém đi.
-
- Mía mưng
- Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
-
- Ông vải
- Ông bà (từ Nôm cổ).
-
- Ông Táo
- Còn gọi là Táo quân hoặc vua bếp, tên vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà (táo 灶 có nghĩa là bếp). Theo tín ngưỡng Việt Nam, hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. Táo quân thực ra gồm hai ông và một bà, được gọi chung như vậy theo thuyết "Tam vị nhất thể."
-
- Đói no vua bếp hay, đắng cay bà gừng biết
- Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: Ông Bếp phụ trách việc bếp núc nên gia chủ đói hay no, nấu nướng ăn uống món gì đều không giấu được. Còn “bà Gừng” thường được dùng để “làm thang” cho ấm thuốc Bắc (cắt ba lát gừng bỏ chung với ấm thuốc để đun). Vì “nằm” ngay trong siêu thuốc suốt quá trình sắc nên thuốc đắng hay cay “bà gừng đều biết” cả, không thể giấu được. [...] Nghĩa bóng câu thành ngữ này là: Không thể giấu giếm được sự thật; Sự thật sẽ được xác minh bởi những người trong cuộc.
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Ống tre đè miệng giạ
- Theo phép đo xưa, khi dùng giạ để đong lúa, gạo hoặc tấm, người ta dùng thêm cái gạt bằng tre hoặc trúc để gạt cho ngang bằng với miệng giạ.
-
- Săn sắt
- Còn gọi là cá thia lia hoăc cá thia, cá cờ, một loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân hình rất nhỏ nhưng rất phàm ăn.
-
- Ông Đùng bà Đà
- Đôi vợ chồng khổng lồ vào thời hỗn mang trong thần thoại Việt Nam, có thân hình rất cao lớn và sức khoẻ phi thường.
-
- Cùng
- Khắp, che phủ hết.
-
- Theo Vũ Ngọc Phan: Một hôm ông Đùng lội qua suối bị con cá săn sắt cắn vào chân, làm ông giật mình, ngã lăn xuống bờ suối. Thường thì một con vật rất nhỏ cắn vào chân người ta một cách bất ngờ, cũng làm người ta giật mình mà trượt. Từ thực tế ấy, người ta có thể nhận định: nếu nhỏ và yếu mà đánh vào một lực lượng to lớn và khỏe một cách bất ngờ thì vẫn có thể thắng được [...] Còn vế dưới của câu trên "Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay" có nghĩa là đắp chiếu lồng cồng, người có ấm, nhưng dù có đắp đến mười chiếc chiếu thì bàn tay vẫn còn cóng, vẫn lạnh, phải ủ bàn tay vào áo thì ngủ mới yên. Như vậy, không phải cứ lấy số đông ào ạt mà đã tác động hoặc áp đảo được một thứ gì nhỏ bé, vây kín được một vật gì nhỏ bé (Tục ngữ ca dao dân ca Viêt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội, in lần thứ 9, 1992, tr.68)
-
- Theo học giả An Chi: Một người đàn ông không thể trở thành cha nếu mình chưa có con, cũng như không thể trở thành ông nếu con mình chưa có con. Vậy sự ra đời của một đứa con là điều kiện tiên quyết để một người đàn ông được làm cha cũng như sự ra đời của một đứa cháu là điều kiện tiên quyết để một người đàn ông được làm ông.
Trong Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và biên soạn) cũng có một truyện mang màu sắc luân hồi, có nhắc đến câu ca dao này.