Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày
Lạy ông nắng lên
Dị bản
Nắng lên cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận cho tôi đi cày
Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày
Nắng lên cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận cho tôi đi cày
Đàn ông năm, bảy trái tim
Trái ở cùng vợ, trái toan cùng người
Râu ông nọ cắm cằm bà kia
Lạy ông tôi ở bụi này
Con ông mà lấy con bà
Trời cho thuận hòa bà lại lấy ông
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Miệng ông cai, vai tên lính
Ông đếm cát
Ông tát bể
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông xây rú
Ông trụ trời
Gậy ông đập lưng ông
Dở ông dở thằng
Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm!
Bán mình trong bấy nhiêu năm
Đố đem chữ "Hiếu" mà lầm được ai.
(Vịnh Thúy Kiều)
Khi trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cột đi, lấy đất đá ném tung ra khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, đống, thành những dải đồi cao. Vì thế, mặt đất ngày nay không còn bằng phẳng mà có chỗ lõm, chỗ lồi. Chỗ thần đào sâu để lấy đất đá đắp cột, ngày nay là biển cả mênh mông.
Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Người ta kể rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn, vùng Hải Dương. Núi ấy còn gọi là Kình Thiên Trụ tức Cột chống Trời.
Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có những thần khác nối tiếp công việc xây dựng nên cõi thế gian này. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Núi, thần Biển...