Mây muốn mưa mà trời chưa có chuyển
Anh muốn gần nàng ngặt một kiểng hai quê
Tìm kiếm "Chùa Vĩnh Nghiêm"
-
-
Đậu xanh rau muống của chua
Đậu xanh, rau muống, của chua
Có tính dã thuốc chớ cho uống cùng -
Sân si nghiệp chướng không chừa
-
Làm trai cờ bạc thì chừa
Làm trai cờ bạc thì chừa
Rượu làng thì uống, rượu mua thì đừng -
Ra về mai đã đến chưa
Ra về mai đã đến chưa
Để em bưng bát cơm trưa đợi chờ
– Cơm trưa em hãy ăn đi
Còn như cơm tối em thì đợi anhDị bản
Chàng về, mai đã lên chưa ?
Để em bưng bát cơm trưa đợi chờ.
Đã chờ cho đáng công chờ
Chờ cho muống mọc lên bờ trổ bông.
-
Chẳng vui cũng thể hội chùa
-
Đánh chết mà nết không chừa
-
Lắm sãi không ai đóng cửa chùa
-
Anh thương em cha mẹ hay chưa?
-
Hai đứa mình như áo cắt chưa may
Hai đứa mình như áo cắt chưa may
Thương ngày nào đỡ ngày nấy, chớ chông gai khó lường -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cô ơi cô cô có chồng chưa
Cô ơi cô cô có chồng chưa?
– Dạ thưa bác con chưa có chồng
Chưa có chồng sao lại có con?
– Dạ thưa bác con nuôi giùm họ
Nuôi giùm họ có lấy tiền không?
– Dạ thưa bác con không lấy tiền
Không lấy tiền cô lấy chi ăn?
– Dạ thưa bác con ăn cứt mèo
Ăn cứt mèo có béo không cô?
– Dạ thưa bác béo hơn bánh xèoDị bản
Cô kia cô có chồng chưa?
– Dạ thưa bác cháu chưa có chồng
Chưa có chồng sao cháu có con?
– Dạ thưa bác cháu nuôi giùm người
Nuôi giùm người rồi lấy gì ăn?
– Dạ thưa bác cháu ăn cứt bò
Ăn cứt bò có ngon lắm không?
– Dạ thưa bác ăn ngon thấy mồ!
-
Gái lớn trong nhà như ma chưa cất
Gái lớn trong nhà như ma chưa cất
-
Mặt đỏ như lửa thấy bụng chửa cũng sợ
Mặt đỏ như lửa, thấy bụng chửa cũng sợ
-
Chập choạng bóng trăng em xem chưa rõ
Chập choạng bóng trăng em xem chưa rõ
Chập choạng bóng đèn em ngó chưa tường
Dáng ai như dáng người thương
Không vô đây phân giải một đôi đường cho em hay -
Ăn cơm Phật đốt râu thầy chùa
Ăn cơm Phật đốt râu thầy chùa
-
Con gái phú ông không chồng mà chửa
-
Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài
-
Đất vua, chùa làng
Đất vua, chùa làng
-
Lính vua, lính chúa, lính làng
Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính đàn bà
Để em đi đỡ chàng và bốn năm
Bởi vua bắt lính đàn ông
Tiền lưng gạo bị tiễn chồng ra điDị bản
Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính bà già
Để em đi đỡ anh vài bốn năm
Bởi vua bắt lính đàn ông
Tiền lưng gạo bị sắm trong nhà này
-
Đắng khổ qua, chua là chanh giấy
Đắng khổ qua, chua là chanh giấy
Dầu ngọt cho mấy cũng tiếng cam sành
Giặc Lang Sa đánh tới châu thành
Dù ai ngăn qua đón lại, dạ cũng không đành bỏ emDị bản
Chú thích
-
- Một kiểng hai huê
- Cũng phát âm thành "một kiểng hai quê" ở Nam Bộ, nghĩa là một cây (cảnh) có hai bông hoa, nghĩa bóng chỉ chuyện một chồng hai vợ. Còn có nghĩa một xứ sở mà hai quê hương, chỉ cảnh tha hương, lênh đênh rày đây mai đó.
-
- Sân si
- Sân: nóng giận, thù hận; Si: si mê, ngu tối. Theo quan niệm Phật giáo, tham, sân, si là tam độc, những nguyên nhân gây nên nỗi khổ của con người.
-
- Nghiệp chướng
- Hành động bất thiện gây chướng ngại cho hạnh phúc và giải thoát (quan niệm Phật học).
-
- Hốt
- Vật cầm tay của vua quan ngày xưa khi ra chầu, dạng thẻ mỏng và dài, có việc gì định nói thì viết lên. Hốt của vua thường làm bằng ngọc (ngọc khuê), hốt của quan đại phu thường làm bằng ngà hay xương cá, hốt của quan bậc thấp hoặc kẻ sĩ thì thường làm bằng gỗ hoặc tre, trúc.
-
- Phan Bá Vành
- Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân từ năm 1821 đến năm 1827 chống lại ách thống trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng. Ông quê ở làng Minh Giám, nay là làng Nguyệt Lâm, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Vì là con thứ ba trong gia đình, ông còn được gọi là Ba Vành. Ba Vành có sức khỏe phi thường và tài ném lao. Khoảng năm 1821 (có sách chép là 1825 hoặc 1826), ông tập hợp dân nghèo nổi dậy, đánh chiếm nhiều đồn của quan quân nhà Nguyễn ở Thái Bình. Đến năm 1827 thì cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Ba Vành bị bắt và cắn lưỡi tự sát trên đường áp giải về kinh.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Phú ông
- Người đàn ông giàu có ở nông thôn ngày xưa.
-
- Phạt vạ
- Hình phạt ở làng, xã nước ta thời phong kiến, thường là bằng tiền.
-
- Xứ Đoài
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Chanh giấy
- Loại chanh có vỏ mỏng, nhiều nước.
-
- Cam sành
- Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.
-
- Lang Sa
- Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
-
- Châu thành
- Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc. Các tỉnh Nam Bộ ngày xưa đều có quận, huyện châu thành.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.