Ăn cơm đúng bữa
Bệnh chữa kịp thời
Tìm kiếm "ăn ngủ"
-
-
Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi
Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
-
Ăn lắm hay no, cho lắm hay phiền
Ăn lắm hay no
Cho lắm hay phiền -
Ăn cơm mới nói chuyện cũ
Ăn cơm mới nói chuyện cũ
-
Ăn cho đều kêu cho khắp
Ăn cho đều kêu cho khắp
Dị bản
Ăn cho đều, kêu cho sòng
-
Ăn Bắc, mặc Kinh
Dị bản
Ăn Bắc, mặc Nam
-
Ăn cơm có canh, tu hành có vãi
-
Ăn như mỏ khoét
-
Ăn miếng chả, trả miếng bùi
Ăn miếng chả, trả miếng bùi
-
Ăn quả vả trả quả sung
-
Ăn quen chồn đèn mắc bẫy
-
Ăn có mời, làm có khiến
Ăn có mời, làm có khiến
Dị bản
-
Ăn lãi tùy chốn, bán vốn tùy nơi
Ăn lãi tùy chốn
Bán vốn tùy nơiDị bản
Ăn lãi có chốn
Bán vốn có nơi
-
Ăn làm sao ở làm vậy
Ăn làm sao ở làm vậy
-
Ăn trộm ăn cướp thành Phật thành Tiên, đi chùa đi chiền bán thân bất toại
-
Ăn không khéo không no, nằm không co không ấm
Ăn không khéo không no
Nằm không co không ấm -
Ăn cơm thịt gà thì lo ngay ngáy
-
Ăn sau là đầu quét dọn
Ăn sau là đầu quét dọn
-
Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ
Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ
-
Ăn gạo tám chực đình đám mới có
Chú thích
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Thăng Long
- Tên cũ của Hà Nội từ năm 1010 - 1788. Tương truyền Lý Thái Tổ khi rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên mới gọi kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Ngày nay, tên Thăng Long vẫn được dùng nhiều trong văn chương và là niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Gõ kiến
- Còn gọi là mỏ kiến hoặc mỏ khoét, một loại chim rừng có mỏ dài, nhọn, thẳng và rất khỏe. Chim bám dọc thân cây, dùng mỏ gõ liên tục vào cây để tìm bắt sâu bọ nằm dưới lớp vỏ.
-
- Vả
- Cây cùng họ với sung, lá to, quả (thực ra là hoa) lớn hơn quả sung, ăn được.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Chồn đèn
- Một loại chồn nhỏ, có bộ lông màu hoe hoe, hung hung đỏ, chân thấp, mỏ dài nhỏ, răng rất sắc. Chồn đèn thường sống trong bụi rậm, ăn thức ăn chính là thịt động vật nhỏ như gà con, vịt con, chim, chuột, cá, lươn...
-
- Mạn
- Mượn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Bán thân bất toại
- Bán: nửa, thân: mình, bất: chẳng, toại: thỏa lòng. Chỉ việc nửa thân mình (trên hoặc dưới) không cử động được (vì bệnh tật hoặc tai nạn).
-
- Mắm cáy
- Mắm làm từ con cáy, loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông. Mắm cáy được xem là mắm bình dân, thuộc hạng xoàng trong các loại mắm ở vùng biển, thường chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà.
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.