Ăn lường ăn quịt, vỗ đít chạy làng
Tìm kiếm "ăn ngủ"
-
-
Ăn ha hả, trả ngùi ngùi
Dị bản
Ăn hả hả, trả ỉ ỉ
-
Ăn hàng con gái, đái hàng bà già
Ăn hàng con gái,
Đái hàng bà già -
Ăn bát mẻ nằm chiếu manh
Dị bản
Làm lẽ ăn bát mẻ nằm chiếu manh
Làm cả ăn bát Đại Thanh nằm chiếu miến
-
Ăn như hộ pháp cắn chắt
-
Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành
Ăn ngay ở thật
Mọi tật mọi lành -
Ăn hột mít địt ra khói
-
Ăn nhiều thì béo, khôn khéo chi mà khen
Ăn nhiều thì béo, khôn khéo chi mà khen
-
Ăn chè Nhà Bè
-
Ăn của chồng thì ngon, ăn của con thì nhục
Ăn của chồng thì ngon,
Ăn của con thì nhục -
Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới
-
Ăn cướp dở không bằng ăn trộm
Ăn cướp dở không bằng ăn trộm
-
Ăn thịt trâu không tỏi như ăn gỏi không rau mơ
-
Ăn tìm đến, đánh nhau tìm đi
Ăn tìm đến, đánh nhau tìm đi
-
Ăn no cơm tấm, nằm ấm ổ rơm
-
Ăn ớt thút thít, ăn quýt ghê răng
Ăn ớt thút thít, ăn quýt ghê răng
-
Ăn chuối không biết lột vỏ
Ăn chuối không biết lột vỏ
-
Ăn cơm chủ nào sủa cho chủ ấy
Ăn cơm chủ nào sủa cho chủ ấy
-
Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu
Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu
-
Ăn cơm nhà nọ kháo cà nhà kia
Ăn cơm nhà nọ kháo cà nhà kia
Chú thích
-
- Ngùi ngùi
- Bùi ngùi.
-
- Đại Thanh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đại Thanh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chiếu miến
- Loại chiếu nhỏ sợi, nằm êm.
-
- Hộ Pháp
- Theo quan niệm của một số tông phái đạo Phật, Hộ Pháp (dịch từ tiếng Sanskrit धर्मपाल Dharmapāla) là những vị thần tự nguyện bảo vệ và duy trì Phật pháp, phù hộ che chở những người tu hành. Các chùa thường có tượng các vị hộ pháp dưới nhiều hình ảnh khác nhau, nhưng phổ biến nhất là tượng Hộ Pháp Vi Đà, đặt đối diện với tượng Thích Ca. Một số chùa lại có tượng hai vị Hộ Pháp: một là Khuyến Thiện, một là Trừng Ác. Tượng Hộ Pháp thường mặc áo giáp, đội mũ trụ, tay cầm binh khí.
-
- Cắn chắt
- Cắn ăn hạt lúa (cho vui miệng hoặc đỡ đói).
Về ngóng cô nàng xưa cắn chắt
cười lia dăm hạt cốm
giờ đã nằm sương giậu lả tầm xuân
(Người không về - Hoàng Cầm)
-
- Địt
- Đánh rắm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhà Bè
- Tên một đoạn sông ngắn và cũng là tên một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Đoạn sông Nhà Bè bắt đầu ở nơi giao nhau giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, chảy xuôi về phía Nam khoảng 12 km thì lại chia hai thành sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu. Xưa kia, tại khúc sông này, việc đi lại rất khó khăn, vì lòng sông rộng và nước chảy xiết. Ghe thuyền phải neo lại, đợi khi nào thuận lợi mới đi tiếp. Một phú hộ tên Võ Thủ Hoằng (thường gọi Thủ Huồn), nhằm chuộc lại tội lỗi trước đây, đã làm phước kết tre làm bè và cất nhà ở trên sông, chứa sẵn củi, gạo, nước ngọt để giúp khách đi đường thuỷ khỏi bị đói. Sau đó, nhiều người buôn bán cũng kết hàng chục chiếc bè, tạo thành chợ nổi trên sông. Vì vậy mới có địa danh Nhà Bè.
-
- Ăn chè Nhà Bè
- Cách nói dí dỏm chỉ các vụ ngoại tình, phổ biến ở miền Nam ngày trước. Câu thành ngữ ra đời từ một vụ ngoại tình có thật: năm 1956, nhạc sĩ Phạm Duy ngoại tình với ca sĩ Khánh Ngọc, cả hai bị bắt quả tang ở khu Nhà Bè, khi bị hỏi đang làm gì thì họ trả lời là đang ăn chè.
-
- Gạo hom
- Một loại gạo đặc sản của tỉnh Thái Bình. Cây lúa hom thân dài, ưa những chân ruộng trũng. Hạt lúa hom bầu như hạt nếp cái hoa vàng, đuôi hạt thóc có râu. Cơm nấu bằng gạo hom vừa thơm, vừa dẻo vừa đậm đà.
-
- Giường hòm
- Loại giường trên giường dưới hòm, vừa dùng để nằm vừa dùng chứa quần áo, đồ trang sức hoặc thóc gạo, ngày xưa chỉ những nhà khá giả mới có.
-
- Hải Triều
- Tên Nôm là làng Hới, một làng nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, có nghề truyền thống là dệt chiếu. Chiếu Hới có nhiều loại khác nhau: cải, đậu, đót, trơn, kẻ dọc màu, ít hoa, cạp điều, sợi xe... Chiếu mới có màu trắng ngà, ưa nhìn, mùi thơm dễ chịu của cói đồng, dùng lâu ngả sang màu vàng, trơn nhẵn, độ mềm vừa phải. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình theo tên tỉnh.
-
- Mơ
- Còn gọi là mơ lông, một loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi, nên cũng có tên là thúi địt hoặc rắm chó. Lá mơ thường được dùng làm thuốc, và là gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.