Tìm kiếm "tấm lòng"
-
-
Chị kia bới tóc đuôi gà
Chị kia bới tóc đuôi gà,
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu?
– Nhà tôi ở dưới đám dâu
Ở trên đám đậu đầu cầu ngó qua
Ngó qua đám bắp trổ cờ
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
Ngó qua nhà trống bên sông
Có con bìm bịp ăn trầu đỏ môi -
Nào khi mô em nói với anh
-
Họa hổ họa bì nan họa cốt
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm,
May không chút nữa em lầm,
Khoai lang khô xắt lát, tưởng nhân sâm bên Tàu.Dị bản
-
Choàng ngang qua cổ con bạn khóc thương
-
Đêm nằm thổn thức vào ra
-
Cang thường ba má biểu đừng
-
Kiến bất thủ như tầm thiên lí
-
Đố ai chừa được rượu tăm
-
Kiến bất thủ như tầm thiên lí
Kiến bất thủ nhi tầm thiên lí
Thương không thương tự ý của mình
Đừng như Bùi Kiệm ép tình Nguyệt NgaDị bản
-
Đi qua lò mía thơm đường
Đi qua lò mía thơm đường
Muốn vô kết nghĩa cang thường với ai. -
Từ khi em về làm dâu
Từ khi em về làm dâu
Thì anh dặn bảo trước sau mọi lời
Mẹ già dữ lắm em ơi
Nhịn ăn, nhịn mặc nhịn lời mẹ cha
Nhịn cho nên cửa nên nhà
Nên kèo nên cột nên xà tầm vông
Nhịn cho nên vợ nên chồng
Thì em coi sóc lấy trong cửa nhà
Đi chợ thì chớ ăn quà
Về chợ thì chớ rề rà ở trưa
Dù ai bảo đợi bảo chờ
Thì em nói dối: con thơ em về -
Cóc chết lại có minh tinh
-
Đầu thì cõng chúa
-
Con cá nục gai bằng hai con cá nục vọng
-
Cây cao bóng cả duyên mòn
Cây cao bóng cả duyên mòn
Ước gì tôi được chồng con với người
Có anh như đũa có đôi
Vắng anh em vẫn ngậm ngùi nhớ thương
Khối tơ vương ruột tằm vấn vít
Bởi ông Tơ bà Nguyệt chưa se
Quan tướng nghe hiệu lệnh thì về
Chữ dục đã vậy chữ tùy làm sao
Muốn cho Đông liễu Tây đào
Cảnh sầu bể thảm lẽ nào thiếp sang
Phòng khi lỡ bước theo chàng
Lấy ai chầu chực thánh hoàng quốc gia
Phòng khi thiếp ở lại nhà
Một mình thân thiếp biết là làm sao? -
Phải căn duyên nhà lá cột chà là
-
Anh nói với em mía ngọt hơn đường
-
Làm dâu khó lắm em ơi
Làm dâu khó lắm em ơi
Nhịn ăn nhịn mặc nhịn lời mẹ cha
Nhịn cho nên cửa, nên nhà
Nên kèo, nên cột, nên xà tầm vông
Nhịn cho nên vợ nên chồng
Rồi em coi sóc lấy trong cửa nhà -
Ngày anh làm lễ tơ hồng
Chú thích
-
- Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi
- Tên sáu cây cầu lâu đời ở Sài Gòn: cầu chữ Y, cấu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhân sâm
- Loại cây thân thảo, củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á. Gọi là nhân sâm vì củ sâm có hình dáng hao hao giống người (nhân). Nhân sâm là một vị thuốc rất quý, chữa được nhiều loại bệnh, bổ sung trí lực, đôi khi được thần thoại hóa thành thuốc cải tử hoàn sinh.
-
- Nhơn
- Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trống cơm
- Còn gọi là trống tầm vông, loại nhạc cụ gõ có màng rung, xuất hiện từ đời nhà Lý. Trước khi đánh trống người ta thường lấy cơm nghiền nát, trét vào giữa mặt trống để định âm, do đó trống này gọi là trống cơm.
-
- Đàn nguyệt
- Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.
-
- Lang
- Chàng (từ Hán Việt), tiếng con gái gọi con trai. Văn chương cổ thường dùng "tình lang," "bạn lang" để chỉ người tình.
-
- Ngũ cung
- Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Nhu
- Mềm mại, hiền lành (từ Hán Việt).
-
- Cương
- Cứng, rắn; còn được đọc trại là cang (từ Hán Việt).
-
- Nhược
- Yếu, kém (từ Hán Việt).
-
- Cường
- Mạnh (từ Hán Việt).
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Kiến bất thủ nhi tầm thiên lí
- Ở ngay trước mắt mà không giữ lấy, cứ mải đi tìm ở chốn xa xôi.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Đáo xứ lai
- Bay về nơi nao.
-
- Tưởng
- Nghĩ, cho rằng.
-
- Rượu tăm
- Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
-
- Bùi Kiệm
- Tên một nhân vật phản diện trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Y và Trịnh Hâm là bạn đồng hành của Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực và Hớn Minh khi lên kinh ứng thí, nhưng rất ghen ghét và đố kị tài năng của Lục Vân Tiên. Sau này, Trịnh Hâm lừa đẩy Lục Vân Tiên xuống sông, còn Bùi Kiệm thì ép Kiều Nguyệt Nga phải lấy mình. Về cuối truyện, Lục Vân Tiên thành trạng nguyên, Hớn Minh đòi giết Trịnh Hâm và Bùi Kiệm, nhưng Vân Tiên truyền thả, đuổi về quê.
Trịnh Hâm khỏi giết rất vui,
Vội vàng cúi lạy chân lui ra về.
Còn người Bùi Kiệm máu dê,
Ngồi chai bề mặt như sề thịt trâu.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Hữu ý
- Có ý, có tình (từ Hán Việt).
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Xà gồ
- Cũn gọi là đòn tay, thanh cứng (ngày xưa thường làm bằng gỗ hoặc tre) được đặt nằm ngang để đỡ các bộ phận bên trên của một công trình xây dựng (nhà cửa, đền chùa...).
-
- Tầm vông
- Một loài cây thuộc họ tre, có khả năng chịu khô hạn khá tốt, ưa ánh sáng dồi dào. Thân cây gần như đặc ruột và rất cứng, không gai, thường dùng trong xây dựng, sản xuất chiếu và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài việc sử dụng làm vật liệu xây dựng như những loài tre khác, do độ bền cao, đặc biệt là khả năng dễ uốn cong nên tầm vông còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác.
-
- Tấm triệu
- Còn gọi là minh tinh, dải lụa dài trên có chữ ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần… của người chết, treo trên một chiếc đòn nhỏ có người khiêng (gọi là giá triệu), được khiêng đi trước quan tài trong đám tang.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Sa
- Rơi xuống (từ Hán Việt).
-
- Áo dà
- Áo nâu, thường là trang phục của người tu hành.
-
- Tầm
- Tìm (từ Hán Việt)
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Chà là
- Còn có tên là muồng muồng, một giống cây được trồng để lấy quả, xuất phát từ các đảo thuộc vịnh Ba Tư. Quả chà là giống như quả nhót, vị ngọt, có thể ăn tươi hoặc sấy khô, làm mứt.
-
- Xảo ngôn
- Lời nói khéo, nhưng giả dối.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)