Bây giờ sông lặng nước yên
Sào kia nhớ bến chống thuyền lại chơi
Sào thì nhớ lắm ai ơi
Cách đồn quan phủ không xuôi được đò
Sông kia ai cấm ai dò
Muốn xuôi thì nộp thuế đò mà xuôi
Chẳng buôn chẳng bán thì thôi
Nộp quan hết vốn còn xuôi nỗi gì!
Tìm kiếm "lang"
-
-
Làm vua một làng hơn làm quan một nước
Làm vua một làng hơn làm quan một nước
-
Ô Loan nước lặng như tờ
-
Nước lên lai láng vườn cà
-
Ai cho chín lạng không mừng
Ai cho chín lạng không mừng
Chỉ mừng một cỗ chồi xuân non cành -
Nước lên lai láng, láng lai
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thân hình trơn láng ôn nhu
-
Nghĩ em đáng lạng vàng mười
-
Sao trên trời lăng xăng khó đếm
-
Dòng sông lai láng có con nước bạc
Dòng sông lai láng có con nước bạc
Anh có vợ rồi, còn gạt em chi -
Sao mà phẳng lặng như tờ
Sao mà phẳng lặng như tờ
Hay là người nghĩ nước cờ thấp cao -
Rú tàn thì làng nát
-
Người nào mặt láng da ngà
Người nào mặt láng, da ngà
Trai đôi ba vợ, gái đôi ba chồng -
Trăm kim đổi lấy lạng vàng
-
Ngó ra ngoài biển láng lai
Ngó ra ngoài biển láng lai
Em xa anh cách, lòng ai không buồn?
Lênh đênh kẻ biển người nguồn,
Em xa, anh cách không cuồng cũng điên
Vui chung rồi lại buồn riêng,
Hay vầy lúc trước gá duyên làm gì! -
Ngó lên con ác lăng xăng
Dị bản
-
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ôngDị bản
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Ông lộn xuống thằng, thằng tếch lên ông
-
Cửa quyền bướm liệng lăng xăng
Dị bản
Cửa quyền con bướm lăng xăng
Biểu đừng rộn rực mà trăng xa đèn
-
Sống lâu lên lão làng
Sống lâu lên lão làng
-
Bán chạy khỏi lạy láng giềng
Bán chạy khỏi lạy láng giềng
Chú thích
-
- Đồn
- Chỗ trú đóng của quan chức nhà nước.
-
- Thuế đò
- Một loại phí đường sông do quan chức địa phương yêu cầu các chủ đò phải nộp khi có việc phải đi qua đoạn sông đó
-
- Ô Loan
- Một đầm nước lợ thuộc tỉnh Phú Yên, dưới chân đèo Quán Cau, lấy nước từ sông Cái và một số sông nhỏ khác. Bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Đây là một thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam, một danh lam tiêu biểu của tỉnh.
-
- Cần Vương
- Nghĩa là "Dốc sức vì vua," tên gọi một phong trào khởi nghĩa vũ trang của giới văn thân, sĩ phu Việt Nam cuối thế kỉ 19, nêu danh nghĩa giúp nhà vua đánh đuổi quân Pháp xâm lược, đặc biệt là giai đoạn sau khi Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương (năm 1885). Năm 1888, Hàm Nghi bị bắt và đày sang Alger, phong trào suy yếu dần. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.
-
- Lê Thành Phương
- Một chí sĩ yêu nước, thủ lĩnh phong trào Cần Vương cuối thế kỉ 19 tại Phú Yên - Bình Định. Ông sinh năm 1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh, huyện Đồng Xuân (nay là thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An), trong một gia đình trung lưu. Năm 1855, ông đỗ tú tài tại trường thi Bình Định nên thường được gọi là Tú Phương. Sau khi đậu tú tài, ông trở về quê dạy học. Năm 1885, ông cắt máu ăn thề cùng hơn ngàn binh sĩ, tổ chức ra đạo quân khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của người Pháp. Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến ngày 8 tháng 2 năm 1887 thì Lê Thành Phương lọt vào tay quân Pháp. Ngày 20 tháng 2 năm 1887, quân Pháp xử chém ông tại bến đò Cây Dừa.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Bổ
- Ngã (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Vàng mười
- Vàng nguyên chất.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Gương tư mã
- Loại gương soi ngày xưa.
-
- Ác
- Mặt trời. Tương truyền trong mặt trời có con quạ ba chân, nên mặt trời được gọi là kim ô (con quạ vàng, hoặc con ác vàng).
-
- Giằng cối xay
- Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".
-
- Tứ quý
- Còn gọi tứ thời, tứ thì, tứ hữu, bộ trang trí biểu tượng cho bốn mùa trong năm, thường là các cây đào, mai, lan, sen, cúc, trúc, tùng. Tứ quý thường được thể hiện dưới dạng tranh bộ bốn bức gọi là tứ bình, hay các bộ đồ bốn chiếc, bộ cây cảnh bốn cây hay đơn giản chỉ là bốn bức mành trang trí hoa-điểu đại diện cho bốn mùa. Tứ quý thường được trang trí trong các gia đình giàu có. Đối với tầng lớp bình dân, tứ quý thường là bộ tranh tứ bình bằng giấy dó hay giấy bản.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.