Tìm kiếm "củ hành"

Chú thích

  1. Gàu giai
    Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.

    Tát nước bằng gàu giai

    Tát nước bằng gàu giai

  2. Hai cây me do cụ thân sinh ra ba anh em nhà Tây Sơn - cụ Hồ Phi Phúc, trồng ở thôn Kiên Mỹ, quê vợ. Hai cây me này nay vẫn còn bên cạnh đền thờ thuộc bảo tàng vua Quang Trung.

    Một trong hai cây me ở bảo tàng Quang Trung

    Một trong hai cây me ở bảo tàng Quang Trung

  3. Bến Trường Trầu
    Một bến đò bên dòng sông Côn, nay thuộc thôn Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định. Thôn Kiên Mỹ có Xóm Trầu chuyên buôn bán trầu cau. Tại đây, anh cả của ba anh em nhà Tây SơnNguyễn Nhạc từng nối nghiệp cha mẹ buôn bán trầu, nên mọi người gọi là anh Hai Trầu. Bến sông Côn tập kết trầu cau để chở đi các chợ An Thái, Quy Nhơn... thành tên bến Trường Trầu.

    Cầu Kiên Mỹ mới ở khu vực bến Trường Trầu xưa

    Cầu Kiên Mỹ mới ở khu vực bến Trường Trầu xưa

  4. Câu ca dao này được cho là xuất hiện sau ngày nhà Tây Sơn bị diệt, Nguyễn Ánh lên ngôi. Lòng dân luyến tiếc nhà Tây Sơn, nhưng trước sự trả thù tàn bạo của Gia Long và nhà Nguyễn sau này, đành phải gửi ẩn ý vào đây.
  5. Nhài
    Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)

  6. Con bóng
    Một cách gọi dân gian của mặt trời và thời khắc trong ngày.
  7. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  8. Én
    Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.

    Chim én

    Chim én

  9. Trân
    (Khoai) luộc chưa chín. Đồng nghĩa với sượng.
  10. Kỳ lân
    Một trong tứ linh, trong văn hóa của một số nước Đông Á. Lân có thể đi trên cỏ mà không làm hư hại cỏ, không làm tổn hại các sinh vật nhỏ bé sống trên đó. Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, và sừng là biểu hiện của từ tâm vì không húc ai bao giờ.

    Tượng kỳ lân

    Tượng kỳ lân

  11. Cỏ may
    Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.

    Hồn anh như hoa cỏ may
    Một chiều cả gió bám đầy áo em

    (Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)

    Cỏ may

    Cỏ may

  12. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  13. Câu này nói về bệnh giang mai, một loại bệnh phổ biến ngày trước, nhất là với những người đi chơi gái mại dâm. Bệnh giang mai không chữa trị kịp sẽ dẫn đến biến chứng là mù mắt.
  14. Su
    Sâu (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  15. Tò he
    Một loại đồ chơi dân gian phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tò he được làm bằng bột, ban đầu dùng để cúng lễ, thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá (nên cũng gọi là con giống hay con bánh)... hoặc nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... Sau này, tò he được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha. Cái tên tò he có lẽ bắt nguồn từ tiếng thổi kèn. Màu sắc của tò he có nguồn gốc từ tự nhiên: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng...

    Tò he

    Tò he

  16. Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).

    Giàn bí đao

    Giàn bí đao

  17. Rau dền
    Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.

    Rau dền đỏ

    Rau dền đỏ

  18. Quang
    Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.

    Cái quang

    Cái quang

    Quang gánh

    Quang gánh