Tìm kiếm "củ hành"
-
-
Ngựa quen đường cũ
Ngựa quen đường cũ
-
Chầu rày rảnh củ, rảnh lang
-
Phải duyên chẳng cứ hẹn hò
-
Cây đa bậc cũ lở rồi
-
Chầu rày bạn cũ xa rồi
-
Bình mới rượu cũ
Bình mới rượu cũ
Dị bản
Rượu cũ bình mới
-
Tức mình cũng cứ dửng dưng
Tức mình cũng cứ dửng dưng
Chớ đừng liếc xéo, cũng đừng cười khinh -
Hỡi người bạn cũ tri âm
-
Sang chơi thì cứ mà sang
Sang chơi thì cứ mà sang
Đừng bắt dọn đàng mà nhọc lòng dân -
Quần anh thêu cù lần
-
Khoai lang tốt củ, xấu dây
Khoai lang tốt củ, xấu dây
Bề ngoài anh xấu, nhưng lòng đầy tình thương -
Ngựa ham đường cũ, ngựa lại sa hầm
Ngựa ham đường cũ, ngựa lại sa hầm
Anh quen thói cũ, anh nhầm phải em -
Mãn mùa nón cũ rã vành
Dị bản
Em cấy mãn mùa, khăn em cũ, nón rã vành,
Anh có tiền dư cho em mượn đỡ, mua khăn nón lành đội chơi
-
Tiếc công bỏ cú nuôi cu
-
Tai nghe bạn cũ có đôi
-
Tam tòng tích cũ còn ghi
-
Gặp thời thì cứ hoang huênh
Gặp thời thì cứ hoang huênh
Hết thời thì chỉ lênh đênh như bèo -
Trai nhớ bạn cũ, gái nhớ chồng xưa
Trai nhớ bạn cũ, gái nhớ chồng xưa
Không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm -
Xấu dây tốt củ
Xấu dây tốt củ
Dị bản
Xấu dây mẩy củ
Chú thích
-
- Công lênh
- Cũng đọc công linh, công sức bỏ vào việc gì (từ cổ).
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Trường An
- Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.
-
- Làm dày
- Làm kiêu, làm phách.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Trách
- Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
-
- Vụt
- Vứt (phương ngữ Trung Bộ, thường được phát âm thành dụt).
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Hỏa lò
- Cái lò lửa (từ Hán Việt).
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Cu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.