Tìm kiếm "bà nội"

Chú thích

  1. Ruộng ba bờ
    Cách nói ám chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ.
  2. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  3. Bá Di, Thúc Tề
    Hai người con vua nước Cô Trúc - quốc gia chư hầu nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi nhà Thương bị nhà Chu diệt, hai ông lấy việc mất nước làm xấu hổ, đến nỗi coi thóc gạo cũng là tài sản của nhà Chu, buồn bực không ăn nữa, sau bỏ lên núi Thú Dương ở ẩn, hái rau vi ăn qua bữa. Rau vi không thể nuôi sống được, cuối cùng hai ông đều chết đói tại núi Thú Dương. Đời sau thường dùng hình ảnh Di, Tề để nói về việc ở ẩn.
  4. Ba Tri
    Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Bến Tre, gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu) - nhà yêu nước, nhà giáo, nhà thơ lớn nhất của Nam Bộ vào cuối thế kỉ 19.

    Đền thờ Đồ Chiểu ở Ba Tri, Bến Tre

    Đền thờ Đồ Chiểu ở Ba Tri, Bến Tre

  5. Bà gia
    Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
  6. Bá tòng
    Cây bá (trắc) và cây tùng, hai loại cây sống rất lâu năm. Bá tòng vì thế tượng trưng cho tình nghĩa lâu bền. Đồng thời bá tòng cũng chỉ sự tu hành, vì hai loại cây này thường được trồng ở sân chùa.
  7. Vú dài ba thước
    Hình tượng được dùng trong văn học, sử sách cổ để chỉ người phụ nữ kiệt xuất, thường là Bà Triệu. Sách Giao Chỉ chí chép:

    Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài ba thước, không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần.

  8. Bà Triệu
    Tên gọi dân gian của Triệu Quốc Trinh, nữ anh hùng dân tộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Ngô (Trung Quốc) vào năm 248. Theo truyền thuyết, mỗi khi ra trận bà cưỡi con voi trắng một ngà, tự tay đánh cồng để khích lệ tinh thần quân sĩ. Quân Ngô khiếp sợ trước uy bà, có câu:

    Hoành qua đương hổ dị
    Đối diện Bà vương nan

    (Vung giáo chống cọp dễ
    Giáp mặt vua Bà khó)

    Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.

    Bà Triệu (tranh Đông Hồ)

    Bà Triệu (tranh Đông Hồ)

  9. Thậm
    Rất, lắm.
  10. Tể tướng
    Chức quan cao nhất dưới thời phong kiến, có nhiệm vụ thay mặt vua để giải quyết chuyện chính sự của một đất nước. Tùy theo thời đại, vị trí này có thể có tên là thừa tướng hoặc tướng quốc. Nước ta có các tể tướng nổi danh như Nguyễn Quán Nho, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành, Trần Thủ Độ...

    Tể tướng Nguyễn Quán Nho

    Tể tướng Nguyễn Quán Nho

  11. Cấm cung
    Cấm không được phép ra khỏi nhà, không được phép tự do tiếp xúc với người ngoài (thường nói về con gái nhà quyền quý thời phong kiến).
  12. Chường
    Chàng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  13. Đồng cốt
    Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.

    Một bà đồng ngày xưa

    Một bà đồng ngày xưa

  14. Thủ
    Đầu (từ Hán Việt).
  15. Tam Điệp
    Tên một dãy núi nằm giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chạy ra biển theo hướng Tây Bắc–Đông Nam, gồm có 3 ngọn. Trên dãy núi này cũng có đèo Tam Điệp, con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào Nam, đi qua 3 đoạn đèo: Đèo phía Bắc, đèo phía Nam, và đèo Giữa. Đèo Tam Điệp cũng có tên dân gian là Ba Dội (dội tiếng Việt cổ nghĩa là đợt, lớp).

    Một đèo, một đèo, lại một đèo,
    Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
    Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
    Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

    (Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương)

    Phòng tuyến Tam Điệp

    Phòng tuyến Tam Điệp

  16. Thu không
    (Trống hoặc chiêng) đánh vào mỗi mỗi chiều tối, lính huyện thu quân và đóng cổng thành (thành bảo vệ huyện đường) sau khi xem xét trong thành không có gì khả nghi.

    Kiều từ trở gót trướng hoa,
    Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.

    (Truyện Kiều)

  17. Ba Phố
    Tên một ngã ba sông nay thuộc địa phận xã Bình Ninh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
  18. Nường
    Nàng (từ cũ).
  19. Anh ba sương gặp nường bảy nắng
    Ba sương bảy nắng chỉ sự từng trải gian khổ. Nghĩa bóng: Đã rủi ro, cay cực lại càng thêm rủi ro cay cực.
  20. Ba quân
    Người xưa chia quân đội thành ba cánh quân: tả quân (bên trái), trung quân (chính giữa) và hữu quân (bên phải), hoặc thượng quân (phía trên), trung quân, hạ quân (phía dưới), hoặc tiền quân (phía trước), trung quân, hậu quân (phía sau). Ba quân vì vậy chỉ quân đội nói chung, và chốn ba quân chỉ nơi chiến trường.
  21. Quần thoa
    Quần và trâm cài đầu, các vật dụng của phụ nữ. "Quần thoa" hay "khách quần thoa" vì thế chỉ người phụ nữ nói chung.
  22. Tây Thi
    Một trong tứ đại mĩ nhân thời Xuân Thu (Trung Hoa cổ đại). Tương truyền, nhan sắc nàng làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, (gọi là "trầm ngư"). Theo truyền thuyết, Tây Thi là người nước Việt, được dâng cho vua Ngô là Phù Sai. Phù Sai mê mẩn vẻ đẹp của Tây Thi, bỏ bê triều chính, cuối cùng mất nước vào tay vua Việt là Câu Tiễn.

    Tây Thi

    Tây Thi

  23. Việt
    Một nước chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, được biết đến với việc Việt vương Câu Tiễn nuôi chí phục quốc, đánh bại vua Ngô là Phù Sai. Đến thời Chiến Quốc, Việt bị Sở tiêu diệt.
  24. Văn Khương
    Công chúa nước Tề thời Xuân Thu, phu nhân của Lỗ Hoàn công, mẹ của Lỗ Trang công, nổi tiếng xinh đẹp. Bà loạn luân với người anh khác mẹ là Tề Tương công, dẫn đến việc Tề Tương công giết chết chồng bà là Lỗ Hoàn công, gây nên loạn lạc ở nước Lỗ.
  25. Tề
    Một nước thuộc thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên.
  26. Ba Vì
    Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.

    Ba Vì được xem là dãy núi tổ của dân tộc ta.

    Ba Vì

    Ba Vì

  27. Tam Sơn
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tam Sơn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  28. Ba Hà
    Tức Hà Thượng, Hà Trung, Hà Hạ (nay là Hà Thanh), ba làng nghề được lập vào cuối thế kỉ 15, nay thuộc địa phận Gio Linh, Quảng Trị.
  29. Cánh Hòm
    Một con sông trải dài trên diện tích phía đông của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nối liền sông Thạch Hãn ở phía Nam và sông Bến Hải ở phía Bắc.
  30. Vượt cạn
    Chỉ việc sinh nở.
  31. Có bản chép: thời.
  32. Hai câu của bài này, có bản chép "miệng rộng" thay vì "rộng miệng."
  33. Theo tín ngưỡng dân gian, tuổi bốn mươi chín và năm ba thường xảy ra chuyện không may như tai nạn, mất của hay chết người.
  34. Chùa Bà Đanh
    Tên chữ là Bảo Sơn Tự, một ngôi chùa cổ nằm ở ngã ba sông thuộc làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn (Kim Bảng, Hà Nam). Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Tứ Pháp (mây, mưa, sấm, sét), cầu cho mưa thuận gió hòa. Trước đây khu vực này cây cối um tùm, nhiều thú dữ, không có nhà dân ở, do vậy cảnh chùa càng thêm thâm nghiêm, vắng vẻ.

    Chùa Bà Đanh

    Chùa Bà Đanh

  35. Lệnh
    Thanh la dùng để báo hiệu lệnh.

    Thanh la

    Thanh la

  36. Cồng
    Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.

    Cồng chiêng

    Cồng chiêng