Đã lòng đùm bọc yêu vì
Thì anh đắp điếm muôn bề dại khôn
Tìm kiếm "lỏng"
-
-
Cực lòng mẹ lắm con ơi
-
Cực lòng nên phải biến dời
-
Đã lòng hẹn bến hẹn thuyền
-
Trách lòng em bậu đãi đưa
-
Trách lòng cha mẹ vụng toan
-
Được lòng rắn, mất lòng ngóe
-
Được lòng bà vãi, mất lòng ông sư
-
Trách lòng Biện Nhạc chẳng minh
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ông Long đầu đội mũ huyền,
-
Trách lòng thầy ký thầy cai
-
Gái phải lòng trai đem của về nhà
Gái phải lòng trai đem của về nhà
Trai phải lòng gái dỡ cột nhà đem điDị bản
Gái phải lòng trai đem của về nhà
Trai phải lòng gái lăn cả cột nhà mang điGái khôn bòn của về nhà
Trai si dở cả cột nhà đem đi
-
Con gái lòng son không bằng tô don Vạn Tượng
-
Bên ngoài lồng lộng như gương
Bên ngoài lồng lộng như gương
Bên trong nát bấy như đường trâu đi -
Ra về lòng lại dặn lòng
-
Dốc một lòng lấy chồng hay chữ
-
Sáo mượn lông công
Dị bản
-
Nếu mà long hổ có tay
-
Chim sẩy lồng còn trông trở lại
-
Trăm năm lòng gắn dạ ghi
Trăm năm lòng gắn dạ ghi
Nào ai thay nút, đổi khuy cũng đừng
Chú thích
-
- Chim chích
- Tên chung của một họ chim có lông màu sáng, với phần trên có màu xanh lục hay xám và phần dưới màu trắng, vàng hay xám. Phần đầu của chúng thông thường có màu hạt dẻ.
-
- Biến dời
- Đổi dời, chết (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Đãi đưa
- Nói chuyện đãi bôi, niềm nở nhưng giả dối, không thật lòng.
-
- Vụng toan
- Toan tính vụng, sai, thường là do vội vã.
-
- Ngóe
- Loại nhái rất nhỏ, thân hình chỉ lớn bằng đầu ngón tay cái.
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Nguyễn Nhạc
- Anh cả trong ba anh em nhà Tây Sơn. Ông cùng với hai em là Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lập nên nhà Tây Sơn vào cuối thế kỉ 18 và lên ngôi vua, lấy hiệu là Thái Đức, ở ngôi từ năm 1778 đến năm 1788.
Có sách nói Nguyễn Nhạc làm chức biện lại nên còn gọi là Biện Nhạc.
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Còi tầm
- Còi báo bắt đầu hoặc kết thúc giờ làm việc các xưởng, mỏ, công trường, nhà máy…
-
- Don
- Một loại thân mềm giống hến, vỏ nửa đen nhạt nửa vàng lợt, hình quả trám, to bằng móng tay út người lớn, là đặc sản chỉ có ở Quảng Ngãi. Cứ từ tháng giêng âm lịch đến cuối mùa hè, người dân miền đông Quảng Ngãi, nơi sông Trà đổ ra biển (cửa Đại Cổ Lũy) lại rủ nhau đi nhủi (cào) don, chế biến thành nhiều món ăn ngon.
-
- Vạn Tượng
- Tên một làng nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển bằng cửa Đại Cổ Lũy. Tại đây nổi tiếng với đặc sản là don.
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Khi hát bài chòi, chữ "bòng" bài ca dao này được hát thành "bồng" (con Bát Bồng).
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Thầy địa lí
- Người làm nghề xem thế đất để tìm chỗ đặt mồ mả, dựng nhà cửa cho được may mắn, theo thuật phong thủy.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).