Đàng Ô Ma hai đứa ta nói chuyện
Lúc giã từ còn quyến nhau hoài
Về nhà anh cậy mối mai
Mẹ cha em khó hỏi hoài không xong.
Tìm kiếm "hai chín"
-
-
Kìa ai đi hái hoa sung
-
Dưa leo em hái về nhà
-
Cẩm Châu Cẩm Hải Cẩm Hà
-
Ấm oái như hai gái lấy một chồng
-
Cong cong như hai cái sừng
-
Bắc thang lên hái ngọn trầu vàng
-
Mây mưa không hại chi nguồn
-
Giường bốn thước hai, quan tài bốn thước bảy
Giường bốn thước hai,
Quan tài bốn thước bảy -
Trèo lên cây bưởi hái hoa
-
Tám xóm nhóm lại hai phe
-
Chiều chiều mang giỏ hái dâu
-
Một đôi mà ở hai nhà
-
Thuở bé em có hai sừng
-
Sáng ngày tôi đi hái dâu
-
Bậu không bẻ lựu hái đào
Dị bản
Bậu nói với qua bậu không bẻ lựu hái đào
Lựu đâu bậu bọc, đào nào cầm tay?
-
Thoạt đẻ thì mọc hai sừng
-
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Cho anh đọc sách cho nàng quay tơ
Quay tơ vẫn giữ mối tơ,
Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh. -
Đi bộ thì khiếp Hải Vân
Dị bản
Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hôm qua em đi hái chè
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào
Bấy giờ em biết làm sao
Nếu em càng giẫy, nó vào thêm sâu
Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ.Dị bản
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió hắn đè em ra
Em xin mà hắn không tha
Hắn đè, hắn nhét cái xương cha hắn vào
Đêm về lòng những khát khao
Ngày mai em lại đồi cao hái chè
Chú thích
-
- Thành Ô Ma
- Tên tiếng Pháp là Camp aux Mares (trại ở nơi có nhiều ao), một trại lính do người Pháp lập nên vào cuối thế kỉ 19. Trên bản đồ Sài Gòn 1947, khu vực Thành Ô Ma được đánh số 132, trên khu đất bao quanh bởi các con đường:
(1) Rue Chasseloup Laubat (trước 1975 là Hồng Thập Tự, nay là Nguyễn Thị Minh Khai)
(2) Rue de Nancy (trước 1975 là Cộng Hòa, nay là Nguyễn Văn Cừ)
(3) Rue Frère Louis (nay là một phần đường Nguyễn Trãi)
(4) Rue d'Arras (nay là đường Cống Quỳnh)
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Cẩm Châu
- Địa danh nay là một phường thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
-
- Điện Dương
- Tên cũ là Cẩm Hải, nay là một xã ở phía Đông Nam của huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
-
- Cẩm Hà
- Địa danh nay là một xã thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cẩm Thanh
- Địa danh nay là một xã thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre, dừa.
-
- Ấm oái
- (Từ mô phỏng) tiếng kêu khi chòng ghẹo nhau.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dùn
- Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tầm xuân
- Một loại hoa hồng leo, thân nhiều gai. Hoa tầm xuân có màu hồng nhạt, có nhiều cánh, đến lúc chín thì thành quả màu cam đỏ. Tầm xuân thường được trồng làm cảnh và làm thuốc Đông y.
-
- Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc bài ca dao và đặt tên là "Nụ tầm xuân." Nghe ca sĩ Ái Vân trình bày bài hát.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Thạch bàn
- Phiến đá lớn, phẳng như cái mâm.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Hải Vân
- Một con đèo nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng (trước đây là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) ở phía Nam. Đèo còn có tên là đèo Ải Vân hoặc đèo Mây, vì trên đỉnh đèo thường có mây bao phủ. Đèo Hải Vân một bên là biển, một bên là dốc núi dựng đứng, có tiếng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng là một danh thắng từ trước đến nay.
-
- Hang Dơi
- Tên một cái hang ở chân núi phía Đông khu vực đèo Hải Vân, nằm sát biển. Tương truyền ngày xưa ở đây hay có sóng thần, gió to, rất nguy hiểm cho thuyền bè đi lại.
-
- Phải gió
- Trúng gió. "Phải gió" còn là từ dùng để nguyền rủa, thường mang sắc thái đùa cợt.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.